Chuyên mục
Một số người có những phản ứng thái quá nhằm đáp lại cuộc sống xung quanh. Tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống thì rất có thể họ đang có dấu hiệu rối loạn nhân cách ranh giới. Hãy cùng Thehegen tìm hiểu những thông tin xoay quanh chủ đề này nhé!
Bạn có thể hiểu nôm na “nhân cách” thuộc phạm trù “tính cách”. Đó có thể là những hành vi, thói quen, suy nghĩ có tính tái diễn. Tính cách của một người được hình thành trong suốt những năm tháng thơ ấu và định hình vững chắc ở giai đoạn trưởng thành. Ngày nay, việc mắc các hội chứng rối loạn tâm thần không còn là điều hiếm gặp như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc hội chứng kiệt sức (burn out),…
Đọc thêm bài viết: Burn out – Hội chứng “kiệt sức” có đáng sợ?
Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder – BPD) còn được biết đến với tên gọi rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định hoặc rối loạn nhân cách thể bất định. BPD được xác định thuộc rối loạn nhân cách nhóm B – nhóm tính cách đặc trưng bởi hành vi bất ổn và cảm xúc bất thường. Phân loại này được quy định cụ thể trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5).
Thực tế, tên gọi đã thể hiện tính chất của hội chứng bệnh lý này. Bệnh nhân có ranh giới giữa những phạm trù tính cách không rõ ràng dẫn đến sự thay đổi thường xuyên, có yếu tố thái quá. Rối loạn nhân cách thể bất định đặc trưng bởi sự bất thường và nhạy cảm quá mức dẫn đến những hành vi trở nên kịch tính. Sự rối loạn tâm thần này tác động đến góc nhìn bình thường của người bệnh về bản thân và xã hội. Cụ thể hơn, dạng rối loạn này sở hữu 4 đặc điểm như sau:
Theo các báo cáo tại Mỹ, tỷ lệ mắc hội chứng này chiếm trung bình từ 1.6% song có thể lên đến 5.9% dân số và khoảng 75% số bệnh nhân là nữ giới. Mặt khác, người bệnh có nguy cơ mắc kèm các hội chứng khác như hậu chấn tâm lý PTSD, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực,…
Đọc thêm bài viết: Rối loạn tâm lý lưỡng cực và phương pháp điều trị hiệu quả
Căn nguyên gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định cụ thể. Song qua các nghiên cứu và thống kê, các chuyên gia y học tin rằng cơ chế bệnh sinh có liên quan đến sự bất thường trong cấu trúc não bộ và ảnh hưởng từ sang chấn tâm lý trong quá khứ.
Đa số các trường hợp mắc hội chứng BPD đều từng trải qua các sự kiện gây đả kích tâm lý trong quá khứ như bị cha mẹ bỏ rơi, bị lạm dụng tình dục, bị ngược đãi,… Một số người được gia đình bảo bọc quá mức dẫn đến không có trải nghiệm xã hội. Ngoài ra, đa phần bệnh nhân mắc rối loạn nhân cách thể bất định đều có tiền sử hậu chấn tâm lý PTSD.
Các dạng rối loạn tâm lý được thống kê mang yếu tố di truyền. Giả sử một gia đình có người thân từng mắc các hội chứng rối loạn tâm thần, cụ thể là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định sẽ có nguy cơ di truyền cho con cháu với tỷ lệ gấp 5 lần so với người bình thường.
Trong quá trình quan sát hình ảnh não bộ của những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới, các chuyên gia y học đã nhận thấy có sự hỗn loạn trong cơ chế điều hòa và hệ thống neuropeptide tự nhiên của cơ thể (neuropeptide là một loại chất dẫn truyền thần kinh tại não bộ). Tuy nhiên, tình trạng này được thống kê là không tồn tại ở tất cả các bệnh nhân nên không được xem là căn nguyên chính dẫn đến bệnh lý.
Đọc thêm bài viết: Điều gì xảy ra khi trẻ bị sang chấn tâm lý?
Rối loạn nhân cách ranh giới là hội chứng nhiều người thường gặp nhưng ít ai nhận thức được dấu hiệu. Đa phần bệnh nhân sẽ nghĩ đến so stress hoặc cảm xúc tức thời tuy nhiên tình trạng này kéo dài dễ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sự liên kết giữa các mối quan hệ xã hội. Bạn hãy theo dõi thêm các nội dung khác tại Thehegen để cập nhật ngay các vấn đề xoay quanh hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, qua đó có những bước phòng ngừa hữu hiệu nhé!