Điều gì xảy ra khi trẻ bị sang chấn tâm lý? 

report

Sang chấn tâm lý là một triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống với phạm vi độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Hãy cùng Thehegen theo dõi thông qua bài viết dưới đây.

Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn tâm lý là gì?

Khái niệm và nguyên nhân gây ra sang chấn tâm lý ở trẻ

Sang chấn tâm lý nghĩa là gì?

Sang chấn tâm lý ở trẻ em là một trong những hệ lụy từ các tình huống gây tổn thương tinh thần mạnh mẽ. Nó xảy đến khi trẻ bắt buộc phải đối diện hoặc trải qua các tình huống, sự kiện gây cảm giác căng thẳng, đáng sợ hoặc kinh hoàng tột độ trong quá khứ và có thể kéo dài dai dẳng đến thời điểm hiện tại.

Những năm gần đây, phạm vi độ tuổi mắc sang chấn tâm lý ngày càng trẻ hóa. Thực tế, phản ứng của trẻ nhỏ so với độ tuổi thiếu niên và người trưởng thành trước các tình huống nguy hiểm dường như nặng nề hơn vì trẻ không có khả năng diễn đạt nỗi sợ và suy nghĩ của bản thân bằng lời nói. Mặt khác, trẻ nhỏ không thể lường trước các sự kiện đe dọa xảy đến bất ngờ cũng như khả năng giữ an toàn cho bản thân, do đó trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc với các yếu tố dẫn đến tổn thương tâm lý. Ví dụ, một đứa trẻ 3 tuổi khi chứng kiến bạo lực gia đình sẽ có những suy nghĩ và cách phản ứng khác so với trẻ 13 tuổi.

Mặt khác, ở lứa tuổi trẻ em, bộ não đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng nên dễ dàng bị tổn thương bởi những kích thích tâm lý tiêu cực. Sang chấn tâm lý thời thơ ấu có liên quan đến suy giảm kích thước vỏ não. Khu vực này giữ vai trò điều hành nhiều chức năng phức tạp bao gồm trí nhớ, sự tập trung, nhận thức, tư duy ngôn ngữ và ý thức. Những tổn thương tại khu vực này có thể ảnh hưởng đến chỉ số trí tuệ và khả năng điều chỉnh cảm xúc. Từ đó, trẻ luôn hình thành một trạng thái sợ hãi và không cảm thấy an toàn.

Nguyên nhân gây ra sang chấn tâm lý ở trẻ

Sau khi tìm hiểu sang chấn tâm lý là gì, bạn hẳn sẽ tự hỏi vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng tổn thương tinh thần ở trẻ?

Thực tế, các sự kiện bất ngờ có tác động mạnh mẽ đến hệ giác quan của trẻ nhỏ. Chúng dễ dàng phá vỡ cảm giác an toàn bởi những kích thích thị giác đáng sợ, tiếng động lớn đột xuất hoặc các tình huống bạo lực có chủ ý. Những ám ảnh thị giác có xu hướng tái diễn nhiều lần dưới dạng ác mộng, kết hợp với nhiều mảng ký ức rời rạc tạo ra nỗi sợ mới. Trẻ nhỏ có thể đổ lỗi cho bản thân hoặc cha mẹ vì đã không ngăn cản tình huống đáng sợ đó xảy ra. 

Đọc thêm bài viết: Con cái nghỉ hè, khó khăn của cha mẹ

Những tình huống gây tổn thương về thể xác như bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn, lạm dụng tình dục, bạo hành, thiên tai, hỏa hoạn,… thường là căn nguyên chủ yếu đẩy trẻ đến bờ vực sang chấn tâm lý. Trong một số trường hợp, trẻ chứng kiến người thân, người xung quanh trải qua tổn thương kinh hoàng hoặc chính bản thân trẻ trải qua mất mát gia đình cũng khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trẻ dễ hình thành trạng thái rối loạn căng thẳng kéo dài và không ngừng cảm thấy tội lỗi.

Trẻ căng thẳng kéo dài sau khi trải qua sang chấn tâm lý
Trẻ căng thẳng kéo dài sau khi trải qua sang chấn tâm lý

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em khi trải qua các sự kiện tổn thương đều sẽ trở nên sang chấn tâm lý. Tình trạng này xảy ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gia cảnh, tiền sử tâm thần của gia đình, mức độ gây tổn thương của sự kiện và sự trợ giúp từ những người xung quanh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sang chấn tâm lý là gì?

Căng thẳng kéo dài, luôn trong trạng thái lo âu là các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý điển hình. Cụ thể như sau:

Trẻ có xu hướng tránh né, chối bỏ các sự kiện gợi nhớ đến quá khứ tổn thương.

  • Trẻ cố gắng tránh né, từ chối tham gia các sự kiện gợi nhớ đến quá khứ hoặc phản ứng dữ dội khi bạn đề xuất đến các địa điểm, gặp những người liên quan đến sự kiện đó.
  • Trẻ có thói quen bỏ ngoài tai những lời bàn luận hoặc suy nghĩ về tình huống gây tổn thương trước đó.
  • Ký ức rời rạc, không thể nhớ chính xác những phân đoạn chính của sự việc đã từng xảy ra. Hoặc trẻ sẽ có xu hướng xâu chuỗi lại mọi thứ theo sự tưởng tượng trong tiềm thức của bản thân và đinh ninh điều đó là đúng.

Trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực khó lòng thay đổi.

  • Trẻ dễ gặp ác mộng.
  • Trẻ luôn cảm thấy khó chịu khi nghe ai đó nhắc về quá khứ, thậm chí có phản ứng thái quá.
  • Trẻ có khả năng sẽ tái hiện những ám ảnh thông qua các hình thức vẽ tranh.

Tâm lý trong trạng thái không ổn định, khó điều chỉnh. 

  • Trẻ nhạy cảm, dễ cáu kỉnh với hầu hết mọi thứ gợi nhớ về sự kiện hoặc nhân vật gây tổn thương.
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên, trẻ hay giật mình.
  • Trẻ khó hoặc mất khả năng tập trung.
  • Trẻ luôn trong trạng thái đề phòng, cảnh giác trước những thay đổi nhẹ trong cuộc sống. 

Trẻ thường xuyên mang tâm lý và suy nghĩ tiêu cực sau khi bị sang chấn.

  • Trẻ thường có thiên hướng đổ lỗi cho bản thân và gia đình hoặc những người liên quan.
  • Trẻ khó hoặc mất hứng thú tham gia các hoạt động xã hội dù rằng trước đây rất hưởng ứng.
  • Trẻ có cảm giác tủi hổ, mặc cảm sau khởi phát sang chấn.
  • Trẻ khó cảm giác được những điều tích cực, bao gồm hạnh phúc và tình yêu thương.
  • Trẻ ngộ nhận bản thân bị cô lập, không thể gần gũi với mọi người xung quanh như trước.

Thông thường, trẻ sẽ có giai đoạn “ủ bệnh” khoảng 1 tháng sau khi sự kiện sang chấn tâm lý khởi phát. Tuy nhiên, một vài trường hợp chứng minh có sự khác biệt phụ thuộc vào gia cảnh, tiền sử tâm thần của gia đình, mức độ gây tổn thương của sự kiện và sự trợ giúp từ những người xung quanh,…khi các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý hầu như không xuất hiện. Song các dấu hiệu đó lại xuất hiện sau nhiều năm, có thể là khi trẻ đã trưởng thành. Thực tế chứng minh, các tổn thương tâm lý thời thơ ấu sẽ không dễ mất đi mà ngấm ngầm tồn tại trong khoảng thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các chấn thương này sẽ tái hiện, gợi nhắc lại những kỉ niệm tiêu cực trong quá khứ, dẫn đến các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý sẽ lũ lượt kéo đến.

Hướng giải quyết các dấu hiệu sang chấn tâm lý ở trẻ 

Các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi những phản ứng, hành vi kỳ lạ của trẻ trong thời gian dài để xác minh dấu hiệu trẻ có bị sang chấn tâm lý hay không. Nếu có, cha mẹ nên chủ động giải quyết nhanh chóng bằng cách đưa trẻ đến thăm khám tại các phòng khám tâm thần học hoặc nhận tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để có phán đoán chính xác nhất về tình trạng của trẻ.

Hiện nay, quá trình trị liệu và phục hồi dành cho trẻ mắc sang chấn tâm lý được thực hiện bài bản và dựa trên các nghiên cứu khoa học. Thông thường, liệu pháp nhận thức hành vi (một trong những phương pháp trị liệu tâm lý trong đó bệnh nhân sẽ tham gia đối thoại cùng bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý về vấn đề mình đang gặp phải) sẽ được ưu tiên điều trị cho các trường hợp sang chấn tâm lý ở trẻ em. Kết quả rất khả quan khi trẻ có thể tái hòa nhập với môi trường xung quanh, cũng như kiểm soát được cảm xúc, tránh các phản ứng thái quá. Đồng thời, các dấu hiệu sang chấn tâm lý cũng dần thuyên giảm.

Bên cạnh đó, cha mẹ và người thân gia đình cũng là yếu tố không thể vắng mặt trong quá trình trị liệu. Cha mẹ có thể tham gia trị liệu cùng với trẻ trên cương vị dẫn dắt, tạo cảm giác trẻ được bảo hộ, che chở, giúp trẻ dần xóa bỏ cảm giác bị cô lập, căng thẳng và bất an. Liệu pháp nhận thức hành vi giúp trẻ thay đổi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thành tư duy lành mạnh đúng lứa tuổi của các em. Liệu pháp này sẽ được tái thiết lập trong một thời gian dài cho đến khi trẻ có thể sẵn sàng đối mặt và buông bỏ những tổn thương do sang chấn tâm lý.

Gia đình là yếu tố không thể thiếu giúp trẻ tái hòa nhập cộng đồng sau sang chấn tâm lý
Gia đình là yếu tố không thể thiếu giúp trẻ tái hòa nhập cộng đồng sau sang chấn tâm lý

Đọc thêm bài viết: Hãy để trẻ em có một kỳ nghỉ hè trọn vẹn

Tuổi thơ ấu là lứa tuổi dễ bị tổn thương thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức cơ bản để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống nhằm bảo vệ sự phát triển toàn diện của con trẻ. Theo dõi các bài viết khác tại Thehegen để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...