Persona: cách chúng ta tự vẽ nên những chiếc mặt nạ

report

Trong cuộc sống hiện nay, không ít người vẫn luôn mang lên chiếc mặt nạ tươi sáng. Đó được xem là nhân cách, bộ mặt chúng ta muốn trưng ra để người khác nhìn nhận. Nó che đậy cái tôi và là nguyên mẫu của sự thích nghi.

Persona là gì?

Khi đối diện với xã hội ngoài kia, ai trong chúng ta cũng đã từng có lúc vô tình thể hiện một phiên bản xa lạ, một cái tôi cường điệu hóa nhằm gây ấn tượng tốt đẹp. Song, những gì chúng ta thể hiện lại khác xa so với bản nguyên khi ở nhà hoặc ở một mình. Vì thực tế, bạn sẽ trở nên chân thật, không phòng bị nhất ở một nơi an toàn chỉ riêng mình bạn. Khi hòa nhập vào đám đông, chúng ta đeo lên những chiếc mặt nạ gọi là persona, đó là hình ảnh chúng ta cư nhiên muốn người khác nhìn thấy và đánh giá.

Đọc thêm bài viết: Mọi sự cố gắng của bạn đều bị người khác không công nhận

Thuật ngữ persona bắt nguồn từ những sân khấu kịch La Mã cổ xưa dùng để chỉ những chiếc mặt nạ của diễn viên. Bằng việc núp dưới cái bóng của mặt nạ, diễn viên có thể đóng vai một con người khác, nói một giọng điệu khác, thực hiện những hành động khác so với bản nguyên của mình. Mình cho rằng, persona vừa có khả năng che giấu, vừa có thể bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của một người trước người đối diện. Vì sở hữu sự tự trị, persona thoát hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của bản ngã mỗi người.

Mỗi môi trường, mỗi quần thể đều có những chuẩn mực và quy định riêng để được số đông chấp nhận đồng thời xem là bình thường. Bất kỳ những tư duy, hành động nào đi lệch khỏi khuôn mẫu sẽ được xem là dị biệt. Đây cũng có thể được xem là con người mà xã hội áp đặt lên chúng ta và cũng là những gì bạn nghĩ bạn phải trở thành.

Ví dụ như khi nhắc đến hình ảnh bác sĩ, hẳn bạn sẽ lập tức liên tưởng đến một thân ảnh áo blouse trắng với niềm yêu thương vô hạn với bệnh nhân và lối giao tiếp nhỏ nhẹ, tử tế. Ngược lại, những tay anh chị giang hồ luôn là những người xăm trổ, thô thiển, bạo lực và sẵn sàng gây sự với tất cả mọi người. Như vậy, persona có thể được hình thành từ quy chuẩn của xã hội hoặc do chính bản thân bạn tự vẽ nên. Theo đó, persona vừa là mộng tưởng, vừa là khát khao của bạn trong việc mưu cầu được thích nghi, được xã hội công nhận.

Chúng ta luôn tự vẽ nên những chiếc mặt nạ

Ai cũng có persona, điều này đồng nghĩa với việc ai cũng mong muốn có một bộ mặt hoàn hảo cho riêng mình. Một số người mong muốn trở thành con ngoan, trò giỏi. Vài người khác muốn xây dựng hình ảnh thành công và hạnh phúc. Nhiều người thì đơn giản hơn, họ chỉ mong một cuộc sống dung dị cho dù nội tình bên trong là bão tố. Mỗi người đều tự chọn cho mình một persona riêng biệt.

Song khi chọn rồi, chúng ta lại vô tình bị trói buộc theo vai diễn đó. Ví dụ như một người giáo viên đức cao vọng trọng thì không được thoải mái ngôn luận, phải luôn giữ kẻ để trở thành tấm gương cho người khác noi theo. Những ngành nghề thiên về giải trí, dịch vụ thì luôn phải đóng giả thành những con người hoạt bát, nhiệt tình, không nề hà mệt mỏi,… Thuyền càng to thì sóng càng lớn, mặt nạ càng chắc thì chúng ta càng rập khuôn. Nhưng hầu hết chúng ta đều không đủ dũng khí để nhìn nhận sự yếu đuối và thất bại bên dưới lớp vỏ bọc này. Mình nghĩ rằng ai trong chúng ta đều đã từng trải qua việc tự vẽ nên những chiếc mặt nạ ưu tú, đó có thể là ngày bé khi trường lớp và gia đình kỳ vọng quá nhiều vào thành tích hoặc có thể là khi trưởng thành, trong dịp tụ họp với bạn bè lâu năm không gặp.

Thực tế, những người quá xem trọng việc chế tác chiếc mặt nạ này dần dần sẽ trở nên trống rỗng. Họ sẽ không ngừng lo lắng muốn biết người khác nghĩ gì về mình và e ngại ý kiến của bản thân sẽ trở nên lạc loài hoặc bị xã hội phán xét. Lớp vỏ ngụy tạo persona sẽ như bóng tối màu hồng dần nuốt chửng con người và bản ngã thật sự của chính bạn.

Đọc thêm bài viết: Khi sự tàn nhẫn với cảm xúc tạo ra nguy cơ tiềm ẩn

Mặt khác, mình nghĩ rằng, mục đích khởi sinh của chiếc mặt nạ persona là để chế ngự những khát khao, mưu cầu bản nguyên vốn không được xã hội chấp nhận. Khi đó, con người có thể đã nhận biết điều này vốn không bắt nguồn từ lỗi lầm của họ mà chỉ là họ khác biệt với số đông. Song, tất cả chúng ta đều giả vờ không biết để xã hội có thể vận hành theo đúng nguyên tắc đã được định sẵn. Việc này có thể được chính chúng ta lấp liếm rằng mình có thể hy sinh bản thân vì mục tiêu chung thay vì bộc lộ sự yếu kém, không đủ can đảm để nói lên quan điểm đồng thời chịu đựng mũi dùi dư luận.

Persona ngày nay không còn là điều xa lạ với mỗi con người khi thực tế, chúng ta có thể sở hữu nhiều chiếc mặt nạ với mục đích khác nhau. Cách chúng ta tự tô điểm hình ảnh ảo này phần nào nói lên sự yếu đuối và xa rời thực tại. Một ngày nào đó, bạn sẽ dần cảm thấy ngột ngạt bởi chính những chiếc mặt nạ và những khuôn mẫu xã hội vẫn luôn chèn ép bản ngã sơ khai của mình.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...