Mọi sự cố gắng của bạn đều bị người khác không công nhận

report

Khao khát sâu xa nhất trong bản ngã con người – đó chính là mong muốn khẳng định chính mình.Sự cố gắng được công nhận là nhu cầu cơ bản của con người – vì ai trong chúng ta cũng mong muốn bản thân trở nên người quan trọng, “có tiếng nói”, được đóng góp và tạo ra giá trị có ích cho tập thể. 

Trong bất kỳ mối tương quan xã hội nào, không ai là không mong muốn bản thân được ghi nhận bởi những gì mình đã cống hiến. Sự đền đáp có thể được thể hiện dưới đa dạng hình thức – từ thái độ tôn trọng cho đến một lời “Cảm ơn” đơn giản hay một câu khách sáo “Không có gì”. Chính “món quà” giản dị ấy có thể giúp cho một tổ chức, công ty hay một cá nhân lớn mạnh và cống hiến nhiều hơn, nỗ lực không ngừng để mang lại nhiều giá trị hơn cho người khác và cho cuộc đời. 

Song đáng tiếc thay, phần lớn lại không ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của hành động đơn giản này. Khi từ chối công nhận nỗ lực của người khác, chúng ta đồng thời “nuôi dưỡng” thái độ ngờ vực, khiến đối phương cảm thấy bị lãng quên, không được trọng dụng và cho “ra rìa”. Tệ hơn, chúng ta khiến đối phương cảm thấy đóng góp của họ bị giảm bớt giá trị. Rằng công trạng của họ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Khao khát sâu xa nhất trong bản ngã con người – đó chính là mong muốn khẳng định chính mình.

Hậu quả khi sự cố gắng không được người khác công nhận

Khi sự cố gắng không được công nhận, hệ quả tất yếu là người đối diện sẽ mất đi động lực cải thiện – dẫn đến hiệu suất đi xuống.

Phần lớn các nhà quản lý đều ý thức được rằng, khi nhân viên không cảm thấy bản thân được trọng dụng hay đánh giá cao, họ sẽ dễ rơi vào tình trạng bất mãn, mong muốn nghỉ việc để tìm kiếm một cơ hội khác.

Trên thực tế, việc người lao động không cảm thấy được ghi nhận công trạng chính là nguyên nhân top 2 dẫn đến tình trạng kiệt sức (burnout) và căng thẳng tại nơi làm việc, chỉ đứng sau lý do là khối lượng công việc quá tải. 

  • Ảnh hưởng đến người khác:

Cảm giác không được công nhận có thể khiến nhiều người bị “xói mòn” cảm thức về đội nhóm, dẫn tới tiêu cực hơn là họ tìm cách “phá hoại” công việc của các thành viên khác.

  • Ảnh hưởng đến cá nhân: 

Về phương diện cá nhân, việc cảm thấy “lạc lõng” là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên trở nên bất cẩn và thiếu chủ động trong công việc. Khi nghĩ rằng mọi người không tin tưởng mình, xu hướng làm việc của chúng ta là trở nên bất mãn, không còn nhận thấy ý nghĩa của việc mình làm – hệ quả là ta trở nên buông thả và bất cần. Từ đó đặt ra câu hỏi “Vì sao phải cố gắng, khi không ai công nhận mình?” 

  • Tác động về phương diện cảm xúc: 

Hãy thử hình dung viễn cảnh, mỗi buổi sáng thức dậy cảm xúc tụt xuống đáy vực, rơi tự do không kiểm soát, và rồi không có hứng thú đi làm. 

Bạn nhận thấy bản thân dễ bực mình với người khác. Bạn cáu kỉnh, thu mình và cô đơn. Bạn cam chịu rằng – đây là cách cấp quản lý làm việc, là cách công ty được điều hành. Không có gì sẽ thay đổi cả. Không ai sẽ đánh giá cao bạn. Bạn trở nên bất an, mất tự tin, thụ động và không cảm thấy được tôn trọng đúng mực. 

Đó chính là điều sẽ xảy ra – khi sự cố gắng không được công nhận. 

Thành công của một người là kết quả của sự công nhận.

Mọi thứ đều đến từ sự mong muốn được công nhận. Khi được công nhận người ta có thể tạm gọi là thành công. Sự công nhận đến từ sếp, từ công chúng hay từ khán giả, độc giả… 

Một đứa trẻ cũng luôn mong muốn có được sự công nhận ngay từ khi còn bé. Chúng muốn có được sự công nhận từ ba mẹ về việc chúng đã làm. 

Ví dụ như: Khi vẽ tranh chúng luôn khoe ba mẹ để được khen đẹp hay khi làm một thứ gì đó trẻ cũng muốn được ba mẹ nhìn và cổ vũ, động viên. Từ lúc biết nhận thức, đứa trẻ nào cũng có mong muốn được công nhận và sự công nhận đó đến từ những người gần gũi nhất với bé. Trong cái thế giới nhỏ gọi là gia đình, người thân đứa trẻ luôn muốn mình được yêu thương và công nhận. 

Lớn lên và trưởng thành thì sự mong muốn được công nhận ấy cao hơn. Muốn được công nhận trong công việc, sự nghiệp, tình yêu… Và sự công nhận đó mang cho người ta cơm no, áo ấm, hạnh phúc, sự tự tin.

Người ta thường chối bỏ hiện thực, né tránh những sự thật phũ phàng để mình bớt tổn thương, sợ hãi… Nhưng vốn dĩ, trong cuộc sống này, năng lực của người này sẽ được đánh giá bởi người khác, bởi tổ chức, xã hội và bởi số đông. Cách sống của người này thường được đem ra đánh giá bởi ý kiến người khác, của định kiến xã hội. 

Để tồn tại và phát triển được, thì những thành quả mà bạn cố gắng tạo ra phải được người ta chấp nhận hoặc công nhận. Và từ đó, bạn thấy mình thành công sau những nỗ lực, có tiền, có tinh thần để tiếp tục phát triển cống hiến… Riêng người khác nhìn vào thành công của bạn ngưỡng mộ nhưng không biết bạn đã nỗ lực, vẫy đạp thế nào! 

Đi hết cuộc đời mới hiểu ra rằng: “Để tồn tại, để sống ở giữa cuộc đời này ai cũng cần được người khác công nhận và mong muốn được công nhận.” Sự công nhận từ người khác, từ xã hội, cộng đồng giúp cá nhân, tổ chức thành công hơn. 

Cứ mải miết, mênh mang và chông chênh giữa cuộc đời như một lữ khách. Đi tìm chính mình, đi tìm những bình yên, cho ta biết mình đang sống một cuộc đời rất “đời.” Và tự hỏi khi nào mình sẽ được “công nhận” để tạm gọi là “thành công” khi tóc chưa bạc trắng mái đầu. Hay ta cứ sống một đời bình lặng không quá mưu cầu để đi qua hết một kiếp người mặc kệ nhân sinh.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...