Chuyên mục
Giải trí là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, song đôi khi việc quá nhập tâm vào thế giới trò chơi ảo lại gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Cùng Thehegen tìm hiểu dấu hiệu nhận biết một người nghiện game là gì qua nội dung được chia sẻ dưới đây.
Tất nhiên, không phải cứ thích chơi game là nghiện game. Đây là thuật ngữ diễn tả cảm giác mất kiểm soát khi ngày một đắm chìm vào những nhiệm vụ trò chơi ảo dẫn đến xa rời những hoạt động sinh hoạt bình thường. Người nghiện game hầu như không nhận thức được sự thay đổi của bản thân khi đặt vị trí của việc chơi game lên hàng đầu đến mức lệ thuộc khó dứt và tự cô lập chính mình khỏi vòng tay gia đình và xã hội.
Mặt khác, họ có sự phụ thuộc nặng nề vào thế giới trò chơi ảo nên nếu bị ngăn cản, họ dễ sinh ra cảm xúc cáu giận và gây ra những hành vi bạo lực.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã mô tả việc phụ thuộc vào trò chơi ảo là một hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần do hành vi có tính nghiện ngập. Điều này đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm của nghiện game cũng tương tự như nghiện rượu và ma túy. Theo WHO, bạn có thể nhận biết dấu hiệu nghiện game là gì thông qua 3 đặc điểm sau:
Tương tự như các triệu chứng bệnh lý khác, tác hại của việc chơi game quá đà sẽ thể hiện qua 2 giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Trước mắt, sức khỏe của người nghiện game sẽ giảm sút hẳn do không dành thời gian chăm sóc bản thân. Dần dần, họ bắt đầu có những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Khi các triệu chứng dần nghiêm trọng hơn, sức khỏe thể chất bị suy kiệt và họ có thể mắc các bệnh rối loạn tâm lý thậm chí trầm cảm dẫn đến tự sát.
Đọc thêm bài viết: Rối loạn tâm lý có nguy hiểm không?
Khi quá trình nghiện game kéo dài theo năm tháng, não bộ của những người lệ thuộc hầu như đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hormone dopamine tiết ra và tích lũy quá nhiều trong cơ thể. Đây là một loại hormone có tác dụng tăng cảm giác hứng thú, hưng phấn. Họ chỉ có thể tìm được cảm giác này khi sa đà vào trò chơi điện tử, vì vậy rất khó để họ có thể từ bỏ sự hấp dẫn tiêu cực này. Hiệu suất học tập và công việc cũng bị giảm sút rõ rệt khi họ hầu như không thể tập trung và luôn rơi vào tâm thế chán nản chỉ muốn bỏ tất cả để đến với thế giới ảo yêu thích. Thực tế, đôi khi họ cũng chẳng quan tâm tác hại của việc nghiện game là gì, họ chỉ mong muốn thật nhanh trở về “khu vực an toàn” mà thôi.
Mặt khác, các mối quan hệ gia đình và xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người nghiện game thường có xu hướng nói dối với mục đích đáp ứng nhu cầu giải trí của bản thân. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong giao tiếp ứng xử và theo đó, liên kết tình cảm bắt đầu rạn nứt dần. Tuy nhiên, “một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai”, họ thường không quan tâm đến sự mất mát trong tình cảm và trong vô thức sẽ tự cô lập bản thân vì những lệch lạc trong nhận thức giữa thế giới ảo và thật.
Thông qua những tác hại của việc chơi game quá đà, nhiều người sẽ tự hỏi cách khắc phục khi đã và đang có dấu hiệu nghiện game là gì. Đầu tiên, bạn phải nhận thức được bản thân mình đang nằm trong phạm vi những người nghiện game đồng thời chủ động đề ra những kế hoạch giảm thiểu hậu quả và cam kết nghiêm túc hoàn thành.
Đọc thêm bài viết: Phát triển bản thân mỗi ngày: Bàn đạp để vươn đến thành công
Bạn có thể bắt đầu với việc tự vấn đáp với bản thân rằng thế giới trò chơi ảo sẽ mang lại những lợi ích, cơ hội gì cho lộ trình phát triển cá nhân trong tương lai. Trường hợp định hướng trở thành tuyển thủ game chuyên nghiệp, bạn nên có những kế hoạch để phát triển rõ ràng thay vì sử dụng một cái cớ để làm bình phong cho việc lệ thuộc game.
Thực tế, việc hiểu nghiện game là gì giúp bạn có một góc nhìn tổng quan hơn về dấu hiệu nhận diện cũng như cách khắc phục. Việc cai nghiện không phải cứ đột ngột là thành công mà đôi khi lại dễ gây ra những hệ lụy trầm trọng hơn do cơ thể chưa thích nghi được sự thay đổi. Bạn có thể phân định rõ ràng thời gian dành cho game theo chiều hướng ít lại theo thời gian đồng thời tích cực tham gia các hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất.
Một số trường hợp chuyển biến nghiêm trọng có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi giúp ổn định tâm lý và tăng cường nhận thức.
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được nghiện game là gì dưới góc nhìn tổng quan nhất. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng có phương án khắc phục và tái hòa nhập cộng đồng. Giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người, tuy nhiên “vui thôi đừng vui quá”, bạn nên có sự cân bằng giữa vui chơi và học tập, làm việc để luôn duy trì đúng hướng lộ trình phát triển cá nhân. Hãy theo dõi các bài viết khác tại Thehegen để cập nhật các bí quyết xây dựng cuộc sống hạnh phúc nhé!