Chuyên mục
Rối loạn tâm lý là một tình trạng thường được nhắc đến trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Hãy cùng Thehegen tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cuộc sống hiện đại ngày nay vốn là cơ hội cũng là thách thức đối với con người khi vô tình khiến căng thẳng và áp lực gia tăng theo cấp độ lũy tiến. Bạn dễ dàng nhận ra điều đó khi tình trạng người mắc các bệnh về tâm lý tăng lên đáng báo động trong thời gian gần đây, đặc biệt là tâm lý không ổn định, hay còn được biết đến với tên gọi rối loạn tâm lý. Một số người sẽ tự hỏi rối loạn tâm lý là gì, tại sao lại trở thành một trong những hội chứng phổ biến trong cuộc sống đến như vậy.
Thực tế, rối loạn tâm lý là một tập hợp bao gồm các vấn đề về tâm thần dẫn đến sự thay đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và phản ứng của một người. Cụ thể, tâm lý bất ổn kéo theo các rối loạn về tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và một số hội chứng ám ảnh. Bên cạnh đó, các rối loạn liên quan đến yếu tố tâm thần thường khiến cho bệnh nhân gặp trở ngại trong tư duy nhận thức đồng thời có những suy nghĩ lệch lạc. Ví dụ như là các tình trạng hoang tưởng và ảo giác dẫn đến rối loạn tâm thần phân liệt.
Nếu những triệu chứng này xuất hiện khi bạn cảm thấy hồi hộp, căng thẳng vì một vấn đề cụ thể như trong một buổi họp, trước một cuộc hẹn hoặc sự kiện quan trọng,… chúng chưa đủ điều kiện để chứng minh là một bệnh lý. Tuy nhiên, nếu hàng loạt dấu hiệu xảy ra đồng thời và liên tục tái diễn trong thời gian dài, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của bạn thì chắc hẳn đó chính là rối loạn tâm lý.
Nguyên nhân gây ra chứng tâm lý bất ổn được cho là khởi phát từ sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường.
Các thực nghiệm khoa học đã cho thấy ở những người có tiền sử mắc các bệnh về tâm thần, con cháu và những người cùng huyết thống sẽ có khả năng rất cao thừa hưởng chứng rối loạn tâm lý từ họ. Các chuyên gia di truyền học đã khám phá ra một số gen nhất định có liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh tâm lý không ổn định. Căn nguyên này có thể tự khởi phát chứng tâm lý bất ổn, hoặc kết hợp với yếu tố môi trường dẫn đến kích hoạt các dấu hiệu bệnh lý.
Trong một số trường hợp, sự suy yếu dẫn truyền thần kinh cũng là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng tâm lý không ổn định. Cụ thể, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều hành phân phối tín hiệu từ não đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, khi một nguyên nhân nào đó làm suy yếu chất dẫn truyền thần kinh, bệnh nhân hầu như sẽ phải đối diện với hàng loạt bất ổn về rối loạn cảm xúc một cách phức tạp.
Có thể hiểu rằng, môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa và duy trì sự ổn định tinh thần. Nếu sinh sống ở một môi trường tiêu cực, đầy rẫy các hành vi bạo lực, lạm dụng, trải qua sự cô lập hoặc sử dụng các chất kích thích thường xuyên, con người rất dễ rơi vào trạng thái đồng tiêu cực với môi trường. Từ đó, họ hình thành các rối loạn tâm lý dài hạn.
Thực chất rối loạn tâm lý là một căn bệnh phổ biến vì có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào không riêng thế hệ trưởng thành. Tương tự, ở mỗi độ tuổi sẽ có các dấu hiệu nhận biết tâm lý không ổn định khác nhau.
Rối loạn tâm lý thời thơ ấu
Ở trẻ em, não bộ đang trong giai đoạn phát triển nên chưa thật sự ổn định. Khi các sự kiện tiêu cực xảy đến, hầu như trẻ nhỏ sẽ không thể tránh khỏi, nguy hiểm hơn có thể đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và cả tinh thần sau này.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ em rối loạn tâm lý:
Giai đoạn tuổi dậy thì với những thay đổi rõ rệt và phức tạp trong tâm sinh lý dễ dẫn đến tâm lý không ổn định, đặc biệt là khi thiếu thốn sự quan tâm từ gia đình hoặc trải qua các biến cố tại trường học và môi trường sống,…
Đọc thêm bài viết: Những điều tạo nên sự đặc biệt của gen Y và gen Z
Những dấu hiệu cho thấy tuổi dậy thì đang có nguy cơ dẫn đến tâm lý bất ổn:
Người trưởng thành cũng là một đối tượng của bệnh rối loạn tâm lý do áp lực công việc và cuộc sống dẫn đến dồn ép tinh thần lâu dài. Một số dấu hiệu khởi phát đáng chú ý thường dẫn đến tình trạng tâm lý bất ổn:
Đọc thêm bài viết: Phụ huynh bật khóc khi sinh viên có việc làm “đạt 100%”
Khi xác định bản thân có các dấu hiệu tâm lý bất ổn, bạn nên chủ động thăm khám tại các phòng khám chuyên môn tâm thần hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ để có phán đoán sớm và chính xác nhất về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Qua đó, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp với cơ địa và tình trạng bệnh liên quan đến gốc rễ nguyên nhân. Một số trường hợp chỉ cần điều hòa bằng các liệu pháp tâm lý, song cũng có những trường hợp cần điều trị chuyên sâu bằng thuốc đồng thời kết hợp các biện pháp phục hồi hậu điều trị.
Một số thuốc thường được bác sĩ kê toa dựa trên tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm lý bất ổn có thể kể đến:
Tuy nhiên, thuốc chỉ là một giải pháp tạm thời giúp làm giảm các triệu chứng bệnh khi đang và sắp trong cơn khởi phát rối loạn tâm lý, không phải là thuốc điều trị dứt điểm.
Đây là một phương pháp điều trị phổ biến yêu cầu sự tham gia từ hai phía bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình triển khai, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn dắt để bệnh nhân có thể giải bày tâm sự một cách thoải mái nhất, từ đó nắm bắt được những bí mật ẩn sâu trong thế giới quan tinh thần bệnh nhân. Điều đó có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ về chính mình, đồng thời cũng giúp bác sĩ đưa ra phán đoán chính xác hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, câu chuyện dẫn đến hành vi của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Trong nhiều trường hợp, mức độ nghiêm trọng của rối loạn tâm lý ở bệnh nhân đã thuyên giảm đáng kể sau một thời gian trị liệu ngắn.
Sau khi tìm hiểu rối loạn tâm lý là gì, hẳn bạn đọc cũng đã nắm được mức độ ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần đối với sức khỏe ở từng độ tuổi. Các bài viết tiếp theo của Thehegen sẽ tiếp tục cập nhật các kiến thức về tâm lý, mời bạn đọc theo dõi để trang bị các kiến thức bổ ích!