Định kiến đám đông và sự áp đặt của họ ảnh hưởng lên bạn

report

Nhiều người đặt ra mục tiêu sẽ xây dựng cuộc đời mình tự do – do tự mình và không hề bị ảnh hưởng bởi sự áp đặt của đám đông hay định kiến xã hội. Song thực tế, đây chưa từng là điều dễ dàng khi hầu hết chúng ta, tại một khía cạnh nào đó, đều bị ảnh hưởng.

dinh-kien-dam-dong-va-su-ap-dat-cua-ho-anh-huong-len-ban-1

Định kiến có phải thước đo chuẩn mực của xã hội?

Xã hội mà chúng ta đang sống mỗi ngày vận hành theo một quy tắc gọi là thước đo chuẩn mực xã hội. Trong nhiều trường hợp, thước đo ấy đúng đắn như một chân lý bất di bất dịch song đôi khi nó chẳng khác gì một trò hề của những tầng suy nghĩ hạn hẹp. Và những suy nghĩ ấy sẽ càng hạn hẹp hơn nữa khi hình thành nên tâm lý áp đặt.

Sự áp đặt của đám đông có thể tồn tại trong nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là áp lực xã hội từ một vấn đề nào đó hoặc các tiêu chuẩn không cần thiết mà chúng ta cảm thấy mình bắt buộc phải tuân theo. Trong thế giới hiện đại, mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã làm cho việc này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Mọi người thường đổ xô vào việc theo đuổi các xu hướng mới, theo đám đông mà họ nghĩ sẽ tạo ra một cảm giác thuộc về trong họ. Điều này có thể dẫn đến việc bị định hình và áp đặt bởi những giả thuyết xã hội mà bạn không hề đồng tình.

Ví dụ như xã hội thường đặt nhiều chuẩn mực lên tiêu chuẩn về vẻ đẹp. Các ảnh bìa tạp chí lộng lẫy, các ngôi sao thời trang, nổi tiếng trên màn ảnh, thậm chí cả những hình ảnh được đăng tải trên Instagram đã tạo nên một trào lưu về sắc đẹp mà mọi người cần phải theo đuổi. Khi bắt đầu cảm nhận được sự lạc lõng giữa đám đông, nhiều người có xu hướng thay đổi bản thân mình để phù hợp với tiêu chuẩn đó, thậm chí đến một khoảnh khắc nào đó, họ cũng sẽ không còn nhận ra chính họ nữa. Mình hay gọi đó là quá trình theo đuổi định kiến và sự kỳ vọng của xã hội, tương tự như nhân vật chính Kim Mo Mi trong bộ phim Mask Girl.

Đọc thêm bài viết: Mask Girl – bi kịch của ái kỷ hay thái nhân cách?

Người trong đám đông thường cảm thấy thoải mái hơn khi họ được “đồng điệu” với những người khác. Điều này có thể bắt đầu từ việc mặc như nhau, nói như nhau và cuối cùng là suy nghĩ như nhau. Những quy chuẩn về định kiến từ đám đông thường xuất phát từ mong muốn được chấp nhận và thuộc về một tập thể nhất định. Trong trường hợp này, cá nhân thường phải đối mặt với sự đe dọa của việc bị loại trừ đồng thời tình hình bất đồng quan điểm trở thành một khía cạnh gây áp lực to lớn.

dinh-kien-dam-dong-va-su-ap-dat-cua-ho-anh-huong-len-ban-2

Một xã hội vô trách nhiệm luôn tồn tại những áp đặt tưởng chừng vô hại

Mình đã từng ở đâu đó rằng, nếu một kẻ ra tay giết một người, hắn ta là kẻ giết người. Nhưng nếu một triệu kẻ giết một người thì chẳng có ai là kẻ giết người cả. Chúng ta có lẽ đều mong muốn bản thân là những con người văn minh, hiểu chuyện, biết phân biệt đúng – sai, biết bảo vệ kẻ yếu và tuân theo chính nghĩa. Song dường như, khi đứng một mình, chúng ta mới trở thành những con người tốt bụng theo như cách chúng ta vẫn nghĩ. Khi đứng riêng lẻ, nhiều người phải bảo vệ bản thân bằng cách xây lên những vỏ bọc đạo đức để chính họ, hoặc cả người ngoài đều tin rằng chính họ là người tốt. Tất nhiên, tại thời điểm độc hành, họ sẽ tự chịu trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình.

Vậy còn khi hiện diện trong một đám đông, một tập thể, một bầy đàn thì sao? Bạn biết đấy, đám đông luôn nguyên thủy, hoang dại và tàn nhẫn. 

Chúng ta đang sống trong một xã hội khi cả một tập thể lao vào bạo lực mạng một cô gái nhỏ để đến khi cô ấy tự sát thì chẳng một ai chịu trách nhiệm, vì quá nhiều người là nguyên nhân.

Chúng ta cũng đang sống trong một xã hội dễ dàng bị kích động theo chiều hướng bạo lực, đám đông sẵn sàng đặt án tử cho bất kỳ một người chỉ vì nghĩ rằng người đó xứng đáng.

Thực tế, trên đời này, không một ai có quyền tước đi mạng sống của người khác hay phán xét rằng người đó có đáng được sống hay không. Nhưng đám đông lại luôn muốn xuống tay tàn nhẫn với người đó, vì những tội lỗi họ đã gây ra. Đôi khi, việc giết chết một người không chỉ là việc trực tiếp bóp cổ người đó mà còn đến từ sự miệt thị, chửi rủa, xúc phạm nhân phẩm không hồi kết.

Đọc thêm bài viết: Bạo lực tinh thần: Nỗi đau “không thương tích” ít ai nhận ra

Trong những bộ phim ngày bé mình từng xem, có những học sinh bị bạo lực học đường đến mức phát sinh ý nghĩ tự sát. Đứng trên bờ vực giải thoát hay cố gắng mạnh mẽ trong vô vọng, nhiều người đã nỗ lực kéo họ trở lại với cuộc sống trong khi một số người khác như lũ kền kền hợm hĩnh chỉ chực chờ quay lại clip nhảy lầu. Thế nhưng, khi bạn ấy nhảy thật, họ lại khóc thuê tiếc mướn và gào lên đau xót như thấu hiểu nỗi đau này. Và vòng lặp ấy lại tiếp tục tái diễn với một tình huống mới, một nạn nhân mới.

dinh-kien-dam-dong-va-su-ap-dat-cua-ho-anh-huong-len-ban-3

Thế cho nên là, bạn đừng biến bản thân thành những kẻ sát nhân với suy nghĩ “tôi có làm gì đâu”, đừng biến nỗ lực của những con người mãi loay hoay trong vòng lặp định kiến xã hội tan thành mây khói và cũng đừng xuôi theo định kiến đám đông để bộc lộ sự tàn nhẫn trong vô thức. Bạn biết không, hiệu ứng cánh bướm trong tự sát rất phổ biến.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...