Panic attack là một hội chứng tâm lý tồn tại tiềm tàng, tiến triển âm thầm và rất khó nhận định. Thông qua nội dung được tổng hợp dưới đây, bạn sẽ biết được khái niệm panic là gì dưới góc nhìn bệnh lý.
Cơn hoảng loạn panic là gì?
Panic attack là thuật ngữ ám chỉ hội chứng tâm lý hoảng loạn diễn ra một cách bất ngờ hoặc dự đoán được khi hầu như không có một mối đe dọa nào xuất hiện cụ thể. Một số người còn lầm tưởng triệu chứng của panic attack với các dấu hiệu khởi phát bệnh tim mạch. Thực tế, một thống kê được đăng tải năm 2019 trên tạp chí Y khoa Australasian Emergency Care đã cho thấy rằng có từ 35-50% tỷ lệ người trưởng thành sẽ phải đối mặt với các cơn hoảng loạn tối thiểu 1 lần trong đời. Tình trạng này xuất hiện với tỷ lệ cao ở nữ giới và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, panic attack thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và trung niên.
Vậy cách phân loại cơn hoảng loạn panic là gì? Các chuyên gia tâm lý học đã phân panic attack thành 2 nhóm riêng biệt cụ thể như sau:
Cơn hoảng loạn xảy ra bất ngờ: Tình trạng này xảy ra một cách đột ngột, không lường trước được và hầu như không liên quan đến những yếu tố kích thích khởi phát rõ ràng.
Cơn hoảng loạn có thể dự đoán được: Ngược lại, các cơn panic thuộc nhóm này diễn ra khi có những yếu tố, sự kiện đặc trưng thúc đẩy cơn hoảng loạn.
Nguyên nhân gây nên cơn hoảng loạn panic là gì?
Phần lớn những cơn hoảng loạn panic attack khởi phát do 2 nhóm nguyên nhân sau:
Bệnh nhân mắc các bệnh tâm lý: Một nghiên cứu được công bố năm 2012 trên tạp chí The Journal of clinical psychiatry đã chỉ ra hơn 50% người trải qua các cơn hoảng loạn thường đồng mắc một hội chứng rối loạn tâm lý bất kỳ. Đó có thể là rối loạn hoảng sợ (panic disorder), rối loạn lo âu lan tỏa (generalized anxiety disorder), rối loạn trầm cảm chủ yếu (major depressive disorder),…
Bệnh nhân trải qua các sự kiện gây đả kích tinh thần: mất người thân, tai nạn thảm khốc, từng bị bạo hành, lạm dụng tình dục trong quá khứ hoặc căng thẳng kéo dài.
Triệu chứng nhận biết của cơn hoảng loạn panic là gì?
Cách nhận biết dấu hiệu cơn hoảng loạn panic là gì? Các triệu chứng có thể đồng loạt xảy ra cùng lúc khi cơn hoảng loạn bộc phát. Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM – 5) là một quy chuẩn thường được các chuyên gia tâm lý học sử dụng để làm căn cứ chẩn đoán tình trạng bệnh lý. Theo nội dung được đề cập trong cẩm nang, một cơn panic attack sẽ khiến bạn trải qua tối thiểu 4 dấu hiệu sau đây:
Nhịp tim tăng nhanh: Đây được xem là một triệu chứng thường gặp nhất khi bộc phát cơn hoảng loạn. Bạn có thể cảm nhận nhịp tim tăng nhanh một cách rõ rệt, tuy nhiên sẽ giảm dần và ổn định khi cơn panic attack qua đi. Đôi khi nhiều người sẽ lầm tưởng triệu chứng này với những dấu hiệu khởi phát của các bệnh lý tim mạch.
Vã mồ hôi: Song hành với việc nhịp tim tăng, hệ bài tiết của cơ thể cũng gia tăng hoạt động khiến bạn nhanh chóng vã mồ hôi, nhất là ở khu vực trán và lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng này cũng có chiều hướng giảm sau khi bạn ổn định trạng thái tinh thần.
Tay chân run rẩy: Cơn hoảng loạn gây cho bạn cảm giác sợ hãi đến mức tay chân run rẩy. Tình trạng này cũng không kéo dài quá lâu và hầu như không gây cho bạn những tổn hại về mặt thể chất.
Hô hấp khó khăn: Khi cơn hoảng loạn kịch phát, nhịp tim tăng nhanh dẫn đến lượng máu bơm đến các cơ quan được gia tăng đáng kể. Điều này dẫn đến việc các cơ quan khác chưa thích nghi kịp thời, cụ thể hơn là ở phổi. Bạn gần như bắt buộc phải thở nhanh hơn để dung nạp đủ lượng oxy cần thiết, vì vậy phổi sẽ phải làm việc hết công suất và ảnh hưởng đến sự co-trương bình thường của các phế nang. Những biểu hiện nhận biết là ngạt thở, khó thở, ho,… Lúc này, bạn hãy cố gắng hít thở sâu và chậm rãi dần dần để điều hòa hoạt động của hệ cơ quan trong cơ thể.
Đau tức ngực: Hiện tượng tim đập nhanh và hô hấp gấp gáp kéo theo tình trạng đau tức ngực – yếu tố khiến bạn lầm tưởng bản thân mắc bệnh tim mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn để xác định đó thật sự là dấu hiệu bệnh tim hay chỉ đơn thuần là cơn hoảng loạn thông thường.
Buồn nôn có kèm đau bụng: Việc tăng sản sinh hormone adrenaline khi cơn panic attack kịch phát gây tình trạng buồn nôn, nôn kèm đau thắt vùng dạ dày. Tại thời điểm đỉnh của cơn hoảng loạn, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn và kéo dài đến vài giờ sau khi panic attack qua đi.
Choáng váng, ngất: Một số người có thể trạng yếu sẽ có biểu hiện choáng váng hoặc ngất khi bộ máy bên trong cơ thể tăng cường hoạt động quá mức.
Rối loạn giải thể nhân cách (tri giác phi thực tại): Hẳn bạn sẽ thắc mắc mối liên hệ giữa rối loạn giải thể nhân cách và panic là gì. Thực tế, đây là một tình trạng rối loạn nhận thức về mọi thứ xung quanh. Bạn có thể có cảm giác mình bị tách rời khỏi bản thể và đang là một nhân vật đứng bên ngoài quan sát toàn bộ cuộc sống của bản thân (giải thể nhân cách). Một số người khác có nhận thức khác đi về các sự vật, sự việc xung quanh hoặc cảm giác mọi thứ diễn ra trong cuộc sống đều không có thật (tri giác phi thực tại).
Sợ hãi mất kiểm soát: Đôi khi các yếu tố khởi phát xuất hiện bất ngờ khiến bạn rơi vào trạng thái sợ hãi mất kiểm soát và gây nên nhiều hành vi không mong muốn.
Lo lắng một cách thái quá cho an toàn bản thân: Việc lo lắng thái quá khiến bạn bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về tính mạng. Điều này ảnh hưởng bởi sự rối loạn tâm lý giữa những cơn hoảng sợ chứ không nhất thiết xảy đến do bạn đang đối mặt với một mối nguy hiểm thật sự.
Tê cóng người: Hormone adrenaline sản sinh liên tục với nồng độ cao khiến bạn có cảm giác ngứa râm ran chạy dọc sống lưng hoặc tê cóng tay chân.
Cảm giác nóng bừng hoặc ớn lạnh: Những dấu hiệu này sẽ song hành với việc vã mồ hôi.
Mỗi người sẽ có một khoảng thời gian kéo dài cơn hoảng loạn khác nhau cũng như các triệu chứng, dấu hiệu và ảnh hưởng sẽ khác biệt đối với từng người. Vậy điều tạo ra sự khác biệt giữa các cơn panic là gì? Thông thường, các cơn hoảng loạn sẽ kéo dài khoảng 30 phút với đỉnh điểm nghiêm trọng của các triệu chứng diễn ra trong vòng 10 phút trước khi ổn định lại. Tuy nhiên thời gian này sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố thể chất và tâm lý tự nhiên của cơ thể.
Panic attack là một hành động phản ứng mãnh liệt về thể chất và tâm lý khi cơ thể nhận được tín hiệu đe dọa. Hội chứng này có thể bắt nguồn từ những yếu tố có thể dự đoán được hoặc khởi phát một cách bất ngờ. Thông qua bài viết này, bạn đã nắm bắt cơn hoảng loạn panic là gì dưới góc nhìn bệnh lý, hãy theo dõi các bài viết khác tại Thehegen để cập nhật ngay các kiến thức xoay quanh vấn đề sức khỏe – tâm thần nhé.