Phương pháp an toàn để giải tỏa stress là gì?

report

Stress luôn tồn tại tiềm ẩn trong cuộc sống và sức khỏe tâm thần mỗi con người. Tình trạng này có xu hướng ngày càng gia tăng và không phân biệt độ tuổi mắc phải dù già hay trẻ. Vậy cơ bản stress là gì và làm cách nào để giải tỏa khi gặp phải 11 dấu hiệu phổ biến của stress dưới đây.

“Stress luôn tồn tại tiềm ẩn trong cuộc sống và sức khỏe tâm thần mỗi con người”
“Stress luôn tồn tại tiềm ẩn trong cuộc sống và sức khỏe tâm thần mỗi con người”

Stress là gì? Có nguy hiểm không?

Stress được hiểu đơn giản là trạng thái căng thẳng của cơ thể khi bạn gặp phải một loạt các tình huống gây áp lực dồn nén như trong công việc, thành tích học tập hoặc kinh tế tài chính,… Theo góc độ khoa học, các chuyên gia tâm lý phân tích stress là phản ứng của cơ thể trước sự tác động từ nguyên nhân bên ngoài hoặc khởi phát nội sinh đến hệ thần kinh giao cảm, việc này kéo theo sự thay đổi về tâm sinh lý. Cụ thể hơn, cơ thể sẽ tiết ra hormone giúp cung cấp và dẫn truyền năng lượng đến các cơ quan làm nhịp tim và nhịp hô hấp gia tăng. Mục đích để cơ thể thích nghi với sự thay đổi hoặc áp lực từ các tác nhân này.

Thực tế, stress có thể mang lại những phản ứng tích cực như tạo động lực thúc đẩy phát triển trong công việc và thành tích học tập. Song, nếu không kiểm soát cường độ và tần suất cơn stress, bạn sẽ dễ dàng mắc những biến chứng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thậm chí tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu chính xác nhất nhận biết bệnh trầm cảm là gì?

Dấu hiệu bạn bị stress là gì?

Nếu nghi ngờ bản thân bị stress, bạn nên kiểm tra các dấu hiệu mắc phải thông qua 11 dấu hiệu của stress dưới đây:

  • Tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất năng lượng xảy ra: người bị căng thẳng kéo dài thường có tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ gặp ác mộng. Bên cạnh đó, cơ thể không nhận được sự phục hồi nội sinh trong quá trình ngủ khiến sức khỏe thể chất bị suy giảm, bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy yếu, thiếu năng lượng.
  • Bệnh nhân đau nhức đầu, choáng váng: khoa học đã chứng minh đau đầu dai dẳng là một trong 11 dấu hiệu của stress. Thực tế, căng thẳng bệnh lý có thể góp phần gây ra các cơn đau mãn tính ở vùng đầu – cổ. Nếu bạn bị các cơn đau đầu choáng váng kéo dài không rõ nguyên do thì rất có thể đó là biểu hiện của stress.
  • Nhịp tim bị rối loạn: theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, khi bạn căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng adrenaline – một hormone khiến tim đập nhanh hơn và huyết áp gia tăng. Đây là lý do khiến nhịp tim và nhịp thở bị rối loạn.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên đau ốm: tình trạng căng thẳng kéo dài gây nên sự suy yếu hệ miễn dịch, từ đó cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, sổ mũi, ho,… Thông tin được cung cấp từ quyển “The Impact of Everyday Stress on the Immune System and Health” (2019) rằng stress còn ảnh hưởng đến hàng loạt các chức năng khác như phản ứng viêm, khả năng tự chữa lành, khả năng kháng khuẩn và cơ chế phòng vệ nội sinh của cơ thể.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng: thực tế, não bộ và ruột có mối liên kết thông qua hệ trục não – ruột. Khi cơ thể gặp rối loạn về sức khỏe tâm thần sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng chức năng tiêu hóa. Cụ thể, bạn sẽ dễ nhận thấy một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm ruột xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu thường gặp khác như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,… cũng được đề cập.
  • Cơ thể hay vã mồ hôi: các chuyên gia tâm lý học cho rằng stress có thể chi phối hệ bài tiết, điển hình là việc đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân và nách.
  • Các cơn đau mãn tính xuất hiện với tần suất dày đặc: ngoài đau đầu, các cơn đau mãn tính khác cũng được ghi nhận là dấu hiệu của stress. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các cơn đau mãn tính có liên quan mật thiết đến nồng độ cortisol – hormone gây căng thẳng.
  • Ham muốn tình dục suy yếu: một trong số 11 dấu hiệu của stress là thay đổi ham muốn tình dục. Một nghiên cứu được khảo sát trên 103 tình nguyện viên nữ cho thấy stress mức độ cao khiến họ suy giảm cảm giác kích thích và độ hài lòng trong các hoạt động tình dục.
  • Mụn trứng cá xuất hiện nhiều: một số người có xu hướng đụng chạm tay lên mặt, trán mỗi khi căng thẳng. Hành động này vô tình khiến tốc độ lây lan của vi khuẩn trên da trở nên nhanh chóng, tình trạng mụn trứng cá ngày càng trầm trọng. Mặt khác, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hệ bài tiết, bạn dễ đổ mồ hôi và tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi phát triển.
  • Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện: các cơn stress cấp và mãn tính là quá trình khởi phát của trầm cảm.
  • Sức khỏe cân nặng bị rối loạn: người bệnh có những triệu chứng thay đổi khẩu vị, ăn không ngon, không có cảm giác đói. Dần dần, việc này kéo theo sụt cân không phanh và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất. Ngược lại, ở một số người khác có dấu hiệu tăng cân nghiêm trọng, họ liên tục cảm thấy đói dù đã ăn rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra tình trạng stress

Căn nguyên dẫn đến các cơn stress thường chia thành 2 nhóm: nội sinh và ngoại sinh.

  • Nguyên nhân nội sinh bao gồm:
    • Yếu tố thể chất không tốt: những người mắc phải tình trạng sức khỏe suy yếu như cơ thể yếu ớt bẩm sinh, bệnh di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mãn tính,… dẫn đến sự phát triển bất bình thường về chức năng hệ thần kinh.

Đọc thêm bài viết: Điều gì xảy ra khi trẻ bị sang chấn tâm lý?

  • Yếu tố tâm thần không bình thường: những người có suy nghĩ tiêu cực, có nhiều nỗi lo và áp lực trong cuộc sống. Mặt khác, họ có thể tự tạo áp lực cho bản thân dẫn đến rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh. Một số người lạm dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn về sức khỏe tâm thần.
  • Nguyên nhân ngoại sinh bao gồm:
    • Môi trường sống bị ảnh hưởng: những người sinh sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, thời tiết khắc nghiệt dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường làm việc nhiều áp lực gây ra stress.

Môi trường làm việc áp lực gây ra stress
Môi trường làm việc áp lực gây ra stress

  • Các căng thẳng đến từ gia đình và xã hội: những mối bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn, xung đột với người thân, đồng nghiệp hoặc mọi người xung quanh dẫn đến căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, sự cố mất mát người thân hoặc bạn bè quá lớn cũng là căn nguyên gây ra tình trạng stress.

Phương pháp giải tỏa stress

Thông thường, các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ sẽ đề xuất liệu trình trị liệu dựa trên thay đổi nguyên nhân dẫn đến stress và đôi khi sẽ kèm theo thuốc điều trị nếu cần thiết. Một số phương pháp an toàn giúp bạn giải tỏa stress bao gồm:

  • Các hoạt động rèn luyện thể chất được tăng cường.
  • Bệnh nhân cần thay đổi lối sống, thói quen ăn uống cần lành mạnh hơn và luôn giữ tinh thần lạc quan.
  • Các liệu pháp giúp kiểm soát cảm xúc hiệu quả như yoga, thiền, trồng cây, nấu ăn,…
  • Bệnh nhân nên tạo thói quen chia sẻ với người thân, bạn bè.
  • Công việc nên được phân bổ hợp lý với các hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi
  • Các mục tiêu hướng đến trong cuộc sống nên thực tế, bạn nên tránh đặt các cột mốc quá tầm với của bản thân, điều này vô tình tạo nên những áp lực to lớn.
  • Giấc ngủ phải được đảm bảo, bệnh nhân nên hạn chế thức khuya hoặc lạm dụng thuốc an thần.
  • Các chất kích thích được khuyên hạn chế sử dụng, tốt nhất bạn nên tránh xa: rượu, bia, thuốc lá,…

Bạn nên thực tế hóa các mục tiêu trong cuộc sống tránh tình trạng tự tạo áp lực
Bạn nên thực tế hóa các mục tiêu trong cuộc sống tránh tình trạng tự tạo áp lực

Nhìn chung thông qua bài viết này, bạn đã nắm được khái niệm stress là gì. Thực tế, stress là một tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bạn nên theo dõi các bài viết về chủ đề tâm lý tại Thehegen để cập nhật kiến thức đồng thời nắm được các biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục khi có các dấu hiệu của stress nói riêng và bệnh tâm lý nói chung.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...