Làm sao để vượt qua rối loạn lo âu?

report

Rối loạn lo âu hoặc lo âu bệnh lý là một bệnh tâm lý phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh lý này ảnh hưởng đến gần như tất cả các hoạt động trong cuộc sống. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cũng như cách khắc phục, điều trị sớm bệnh lý này, tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống bình thường thông qua nội dung dưới đây.

Làm sao để vượt qua rối loạn lo âu?
Làm sao để vượt qua rối loạn lo âu?

Thế nào là rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu hoặc lo âu bệnh lý, đây là một bệnh lý tâm thần khá phổ biến gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm hiện nay. Bệnh nhân thường có xu hướng lo lắng thái quá, thậm chí không có cơ sở trước một tình huống hoặc sự việc khởi phát. Tình trạng này tái diễn liên tục và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh, tệ hơn là dẫn đến trầm cảm.

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu chính xác nhất nhận biết bệnh trầm cảm là gì?

Điểm khác biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý

Nhiều người đặt câu hỏi liệu có cách nào phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý không. Sau khi nắm bắt khái niệm rối loạn lo âu là gì, bạn sẽ phải tiến hành xác định xem bản thân mình có những triệu chứng liên quan đến bệnh tâm lý này hay không, dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Lo âu bình thường:
      • Bạn không bị ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
      • Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các cơn căng thẳng, lo lắng.
      • Cơn căng thẳng, lo âu chỉ tồn tại nhất thời, không kéo dài dai dẳng.
      • Sự lo âu giới hạn trong một tình huống cụ thể. Ví dụ như một người làm việc công sở bị kẹt xe, anh ta lo lắng sẽ trễ giờ chấm công. Tuy nhiên khi đến công ty, anh ta sẽ không còn lo lắng.
  • Lo âu bệnh lý:
    • Bạn bị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
    • Bạn khó hoặc không thể kiểm soát được những cơn căng thẳng. Mặt khác, tần suất xuất hiện các cơn lo âu ngày càng nhiều.
    • Tình trạng lo âu, căng thẳng tâm lý kéo dài dai dẳng tối thiểu 2 tuần.
    • Sự lo âu không giới hạn trong một tình huống cụ thể, bệnh nhân luôn trong trạng thái đinh ninh và chờ đợi kết cục xấu xảy đến. Ví dụ như người làm việc công sở bị kẹt xe phía trên, anh ta không những lo lắng trễ giờ chấm công mà còn cảm thấy bản thân bất tài, vô dụng, anh ta sợ hãi sẽ bị sếp đuổi việc, đồng nghiệp chê cười, anh ta sẽ không gánh vác nổi cuộc sống gia đình. Tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều tuần nhiều tháng khiến anh ta mệt mỏi và dần hình thành cảm giác bất an dai dẳng.
Rối loạn lo âu ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày
Rối loạn lo âu ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Thực tế, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể. Phản ứng này xảy ra trong một vài tình huống cụ thể, tuy nhiên không gây cảm giác căng thẳng kéo dài kèm sự sợ hãi thái quá. Mặt khác, sau khi đã nắm bắt điểm khác biệt giữa lo âu bình thường và rối loạn lo âu là gì, bạn đã có thể phán đoán sơ bộ tình trạng của mình.

Tại sao bạn lại mắc bệnh rối loạn lo âu?

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia tâm lý học vẫn chưa đi đến kết luận cụ thể về nguyên nhân của bệnh rối loạn lo âu. Tuy nhiên, họ xác định các yếu tố thường gặp nhất sẽ liên quan đến cả tâm thần và thể chất chung.

  • Yếu tố tâm thần: những người có quá khứ bị lạm dụng, ngược đãi hay phải sống trong môi trường không phù hợp để phát triển tâm lý và nhận thức. Một số người gánh vác áp lực kinh tế, chỉ tiêu thành tích học tập,… cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu.

Đọc thêm bài viết về sang chấn tâm lý ở trẻ và những nguy cơ khi trưởng thành: Điều gì xảy ra khi trẻ bị sang chấn tâm lý?

  • Yếu tố thể chất chung: gen di truyền hoặc những bệnh lý, rối loạn về thể chất như bệnh tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp), bệnh thận (suy thận mạn, u tủy thượng thận), bệnh tim (suy tim, loạn nhịp tim), bệnh phổi (các chứng hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Ngoài ra một số loại thuốc và chất kích thích cũng là nguyên nhân khởi phát lo âu bệnh lý. Ví dụ như lạm dụng thuốc thuộc nhóm corticosteroid (thuốc kháng viêm), cocain, amphetamin (chất kích thích não về hệ thần kinh trung ương), kể cả cafein. Những người trong giai đoạn cai rượu, thuốc lá, ma túy,… cũng dễ trở thành nạn nhân của căn bệnh rối loạn lo âu.

Triệu chứng rối loạn lo âu bạn cần biết

Các triệu chứng chung của bệnh lo âu tâm lý

Nhìn chung, các dấu hiệu xuất hiện khi mắc bệnh rối loạn lo âu bao gồm:

  • Tâm trí lo lắng, căng thẳng thái quá: đây là một trong những triệu chứng điển hình của lo âu bệnh lý. Người bệnh thường xuyên lo lắng quá mức dẫn đến hình thành cảm giác sợ hãi một cách vô căn cứ.
  • Cơ thể bứt rứt, không thể bình tĩnh: bệnh nhân không ngừng bồn chồn khiến cơ thể đứng ngồi không yên, cảm giác như có lửa đốt trong lòng.
  • Người suy giảm hoặc mất khả năng tập trung: trước tình trạng bồn chồn, bứt rứt, người mắc bệnh khó có thể giữ được bình tĩnh. Từ đó, hầu hết người bệnh mất khả năng tập trung, lâu dần có thể kéo theo chứng suy giảm trí nhớ.
  • Nỗi sợ hãi vô căn cứ dần dần hình thành: bên cạnh cảm giác lo lắng, sợ hãi vô căn cứ cũng là một biểu hiện thường trực của bệnh rối loạn lo âu. Nếu kéo dài dai dẳng, người bệnh có khả năng mắc các chứng bệnh tâm lý như ám ảnh.
  • Tim loạn nhịp, tay chân đổ mồ hôi nhiều: tim đập nhanh khiến đầu óc bệnh nhân có tình trạng choáng váng.
  • Toàn thân uể oải, mệt mỏi: nhưng bệnh nhân không thể thả lỏng.
  • Hệ tiêu hóa mất cân bằng, mất ngủ: khi người bệnh gặp các triệu chứng lo âu căng thẳng kéo dài dai dẳng, hệ tiêu hóa đồng thời cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số hệ lụy cần kể đến như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, mất ngủ, liên tục trằn trọc.
  • Cảm giác bất lực, thất vọng, hạ thấp bản thân ngày càng trầm trọng: đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu phổ biến có thể dẫn đến trầm cảm và các bệnh tâm lý khác.

Phân loại các chứng rối loạn lo âu

Ngoài những triệu chứng thường gặp đã liệt kê bên trên, bệnh rối loạn lo âu còn được phân nhóm nhỏ hơn để các chuyên gia tâm lý có thể chẩn đoán rõ ràng đồng thời bố trí phương pháp điều trị hợp lý nhất:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD): Đây là chứng bệnh rối loạn lo âu với biểu hiện lo lắng thái quá về nhiều vấn đề trong cuộc sống, có thể là trước một tình huống hay sự kiện nào đó. Ngoài ra, một số dấu hiệu bổ sung thường gặp có thể kể đến là rối loạn giấc ngủ, bứt rứt, tâm trạng bực dọc, khó chịu,…
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive – Compulsive Disorder – OCD): Đây là một chứng bệnh tâm lý liên quan đến ý thức và hành vi của người bệnh. Họ sẽ có xu hướng tái diễn liên tục một hành động nào đó một cách vô nghĩa, không thể kiểm soát để giảm bớt lo âu, căng thẳng. Một số biểu hiện thường gặp là rửa tay, vệ sinh cơ thể liên tục, dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa, đồ vật theo nguyên tắc nhất định
  • Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder): Các cơn hoảng sợ khởi phát ở dạng này thường đột ngột và gây ra những phản ứng dữ dội của cơ thể. Người bệnh mất bình tĩnh khó kiểm soát và có biểu hiện sợ hãi những điều vô căn cứ gần như không có dấu hiệu báo trước.
  • Rối loạn ám ảnh xã hội (Social Anxiety Disorder): Những người mắc bệnh rối loạn lo âu dạng này thường có xu hướng tự cô lập, xa lánh xã hội. Họ sợ hãi việc giao tiếp hay xuất hiện trước đám đông.

Cách vượt qua bệnh rối loạn lo âu

Lo âu bệnh lý có mức độ nguy hiểm khá cao vì không những gây ra những tổn thương về mặt tinh thần cho người bệnh mà tệ hơn còn khiến họ có suy nghĩ tiêu cực về sự sống của bản thân. Sau khi tìm hiểu những triệu chứng bệnh rối loạn lo âu là gì, Thehegen mời bạn phân tích rõ hơn về các hướng điều trị bệnh lý này.

  • Điều trị bằng thuốc: Một số thuốc được sử dụng để kìm hãm tạm thời các cơn kịch phát triệu chứng rối loạn lo âu như thuốc chống loạn thần, thuốc trầm cảm, thuốc an thần,… Tuy nhiên, bạn cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ về liều lượng và chỉ định chi tiết để tối ưu hóa việc điều trị. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, việc này không những không thuyên giảm bệnh lý mà còn dễ sinh ra nghiện thuốc, lạm dụng thuốc dẫn đến trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý: Đây là phương pháp phổ biến và an toàn nhất được sử dụng để điều trị lâu dài. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng chuyên môn giúp bệnh nhân thả lỏng cơ thể, bình tĩnh hơn để trò chuyện, qua đó tìm được khúc mắc trong suy nghĩ và phối hợp cùng gia đình bệnh nhân để tháo gỡ. Đồng thời, bệnh nhân nên từng bước tham gia các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị rối loạn lo âu
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm lý không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Bản thân người bệnh và gia đình cần có những bước chuẩn bị sớm để phòng tránh và điều trị khi có triệu chứng rối loạn lo âu khởi phát. Bạn có thể tìm hiểu thêm những vấn đề nguy cơ khác về sức khỏe tâm thần tại Thehegen để có cái nhìn bao quát hơn.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...