Chuyên mục
Giai đoạn mang thai và sinh nở luôn được các bậc cha mẹ và y bác sĩ theo dõi cẩn thận vì mang tính quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh bình thường của con cái sau này. Song ở một vài trường hợp, trẻ không may có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ thì cha mẹ nên chuẩn bị gì để đối mặt và đồng hành với con sớm nhất? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây tại Thehegen để trang bị kiến thức nhé!
Chậm phát triển trí tuệ là một thuật ngữ diễn tả sự thiếu hụt đáng kể trong các hoạt động trí tuệ, khi đó trẻ thường đạt mức chỉ số IQ khoảng dưới 70 hoặc 75. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng thích ứng khá hạn chế (khả năng giao tiếp, xã hội, tự định hướng, tự bảo vệ an toàn cá nhân,…). Thông thường, hội chứng này xảy ra đa phần với trẻ có độ tuổi dưới 18. Các chuyên gia sức khỏe đã liệt kê một số dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm để xác định con em mình có khả năng mắc tình trạng này hay không:
Khi cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu trên đồng thời có các bước can thiệp kịp thời, con trẻ sẽ có khả năng được cải thiện đáng kể về mặt trí tuệ lẫn cảm xúc.
Sau khi tìm hiểu các dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ là gì, các bậc cha mẹ sẽ tự hỏi nguyên nhân nào gây nên tình trạng này ở con em họ. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra với những thói quen sinh hoạt của mẹ lúc mang thai hoặc những sự cố đột xuất mà bạn không thể ngờ tới. Một số lý do được mô tả như sau:
Đọc thêm: Điều gì xảy ra khi trẻ bị sang chấn tâm lý?
Khi nhận biết con em mình có những dấu hiệu đặc trưng, các bậc cha mẹ mong mỏi được biết biện pháp xử trí chậm phát triển trí tuệ là gì. Vì vậy, bạn nên trang bị những kiến thức cơ sở để can thiệp kịp thời tình trạng này.
Từ lúc còn trong bụng mẹ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò chủ chốt cho sự phát triển bình thường của các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ. Do đó, cha mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh omega-3 bạn nên cân nhắc như cá hồi, cá thu,…, một số loại rau củ như bí đỏ, bông cải xanh,… Ngoài ra, bạn cũng lưu ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ.
Khi trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Vì vậy, phụ huynh nên là người bạn đồng hành dành thời gian quan tâm và tỉ mỉ hướng dẫn trẻ từng bước một. Bạn cũng đừng quên tích cực cổ vũ trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy an tâm và luôn có động lực để nỗ lực phát triển bản thân.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có tâm lý lo âu, sợ sệt không nguyên nhân. Vì vậy, khi nhận thấy mức độ của trẻ khá nghiêm trọng, cha mẹ nên đề xuất sự can thiệp từ y học bằng cách tham vấn các chuyên gia tâm lý, bác sĩ. Tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ mà các chuyên gia sẽ phán đoán liệu trình phù hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị rất cần sự đồng hành của gia đình để truyền tải năng lượng tích cực cho trẻ.
Đọc thêm bài viết: Giá trị của năng lượng tích cực trong cuộc sống
Chậm phát triển trí tuệ là một tình trạng không mong muốn xảy ra ở nhiều trường hợp trẻ dưới 18 tuổi. Tình trạng này để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và can thiệp sớm. Vì vậy, ngoài tham khảo thông tin qua bài viết này, cha mẹ nên tích cực tìm hiểu thêm ở các nội dung khác được đăng tải tại Thehegen để cập nhật những kiến thức mới nhé!