Áp lực điểm số: Thực trạng vô hình của nền giáo dục

report

Ngoài ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần học sinh, áp lực điểm số còn tác động xấu đến cả các bậc phụ huynh. Thực trạng này dường như phổ biến trong xã hội hiện nay, khi nền giáo dục sở tại hầu như chú trọng vào điểm số hơn năng lực thật sự của học sinh, sinh viên. Nội dung dưới đây từ Thehegen sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề áp lực điểm số.

Áp lực điểm số luôn là căn nguyên hàng đầu khiến quá trình học tập gặp phải những căng thẳng, lo lắng, thậm chí còn có khả năng gây ra bệnh tâm lý
Áp lực điểm số luôn là căn nguyên hàng đầu khiến quá trình học tập gặp phải những căng thẳng, lo lắng, thậm chí còn có khả năng gây ra bệnh tâm lý

Thực trạng áp lực điểm số hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển, con người phải chứng minh được năng lực cá nhân để bắt kịp xu thế và không bị thụt lùi. Vì vậy, họ dường như khó tránh khỏi ám ảnh về thứ hạng, bằng cấp từ thời thơ ấu.

Đối với lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường, đa số các em đều trải qua áp lực điểm số. Điều đó bắt nguồn từ mong muốn đáp ứng sự kỳ vọng của gia đình và nhà trường. Mặt khác, một số em có xu hướng căng thẳng đồng trang lứa (một tình trạng xảy ra do có sự so sánh năng lực bản thân với những người cùng độ tuổi về nhiều khía cạnh trong cuộc sống). Áp lực này thường xuất phát từ suy nghĩ nội tâm muốn giỏi hơn, nổi bật hơn, đồng thời nhận được sự công nhận xứng đáng hơn từ những người xung quanh.

Đối với thế hệ cha mẹ, thầy cô, chính họ là nguyên nhân cũng là những người bị ảnh hưởng từ áp lực điểm số. Đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng họ muốn con cái học thật giỏi để có tương lai sáng sủa hơn. Vì vậy, họ có xu hướng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có thể phát huy như kiếm thật nhiều tiền, cho con học phụ đạo ở những trung tâm giáo dục chất lượng, đốc thúc con học thật nhiều khi có thời gian rảnh….Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn một chiều khiến con trẻ rơi vào vòng xoáy áp lực điểm số. Ở khía cạnh nhà trường, bệnh thành tích và sự chú trọng điểm số luôn hiện diện dẫn đến áp lực nặng nề cho các em trong quá trình học.

Những hệ lụy đắng lòng từ áp lực điểm số

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tự nhiên của con trẻ. Thực tế, trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường, các em vẫn chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó, học sinh dễ xảy ra sự lệch lạc trong tư duy và cảm xúc dẫn đến các bệnh về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm.

Đọc thêm bài viết: Hé lộ bí mật về các loại bệnh tâm lý thường gặp

Áp lực điểm số gây ra trạng thái mệt mỏi, chán nản, uể oải trong quá trình học
Áp lực điểm số gây ra trạng thái mệt mỏi, chán nản, uể oải trong quá trình học

Mặt khác, tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất. Biểu hiện thường thấy được mô tả là thay đổi khẩu vị hoặc khẩu phần ăn (có thể ăn rất nhiều hoặc rất ít), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc, người dễ gặp ác mộng). Bên cạnh đó, áp lực điểm số còn gây ra trạng thái mệt mỏi, chán nản, uể oải trong quá trình học. Học sinh, sinh viên dần hình thành cảm giác sợ phải đi học hoặc phải tiếp xúc với xã hội xung quanh. Từ đó, hiệu suất học tập thụt lùi rõ rệt, các em càng bế tắc hơn với những kỳ vọng của bản thân.

Về phía gia đình, việc sai lầm trong tư duy định hướng khiến phụ huynh cũng không khá khẩm hơn. Họ liên tục đặt ra những mục tiêu kinh tế cao hơn nhằm đáp ứng điều kiện tốt nhất để con trẻ yên tâm học hành. Điều này được nhận định cũng sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, họ hầu như khó kiềm chế được cảm xúc nếu con trẻ bị thụt lùi về điểm số. Từ đó, những mâu thuẫn trong gia đình xảy ra ngày càng gay gắt và càng làm trầm trọng hơn các bất ổn trong lòng con trẻ. Mặt khác, điều này thường kéo theo tình trạng thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp xã hội và sự tự ti, tự cô lập. Một số em mắc tình trạng trầm cảm dai dẳng đến mức chọn cách tự tử để được giải thoát.

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu chính xác nhất nhận biết bệnh trầm cảm là gì?

Giải pháp khắc phục tình trạng áp lực điểm số

Xã hội vẫn thường đề cập đến câu nói “áp lực tạo ra kim cương”. Tuy nhiên, áp lực điểm số quá lớn sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc không chỉ đối với cá nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để khắc phục tình trạng này, gia đình và nhà trường nên có những bước hành động nhằm can thiệp kịp thời. Một số phương pháp được các chuyên gia tâm lý gợi ý như sau:

  • Giảm tải áp lực điểm số trong quá trình học của con: Thay vì ép buộc con phải đạt được kết quả cao trong bài thi, bạn nên giúp con khai thác được tối đa những gì con đã được học hoặc được trải nghiệm thông qua các kiến thức đã tiếp thu. Điều này không những giúp con ghi nhớ kiến thức mà còn kích thích khả năng tìm tòi của con trong quá trình học tập. Ngoài ra, việc tạo tâm lý thoải mái cho con trước mỗi kỳ thi cũng được chứng minh có thể giúp con bình tĩnh và đạt được kết quả tốt hơn.
  • Lên kế hoạch học tập cụ thể vừa sức với con: Việc đặt mục tiêu thành tích quá cao sẽ dễ đẩy con vào tình trạng áp lực điểm số. Bạn nên thiết lập một kế hoạch học tập phù hợp với khả năng cá nhân của con và điều kiện của gia đình. Việc đạt được các mục tiêu vừa sức với con có thể khai thác sự phấn khởi và là động lực để con cố gắng ở những mục tiêu tiếp theo.
  • Hướng dẫn con tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn sau giờ học: Sau giờ học, con trẻ nên được tham gia các hoạt động giải trí để giải tỏa căng thẳng.
  • Dành thời gian quan tâm, trò chuyện cùng con: Khi càng lớn, con sẽ càng có nhiều vấn đề cần sự quan tâm của cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh nên tích cực quan tâm, lắng nghe và chia sẻ cùng con để cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Qua đó, tình cảm gia đình sẽ càng thêm gắn kết.
  • Chú ý chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi của con. Bên cạnh đó, giấc ngủ là điều quan trọng bạn cũng cần chú ý đến. Khi có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, con sẽ phát triển bình thường về sức khỏe thể chất và cả tinh thần.

Gia đình và nhà trường nên tạo điều kiện thoải mái nhất để con phát huy tối đa khả năng
Gia đình và nhà trường nên tạo điều kiện thoải mái nhất để con phát huy tối đa khả năng

Áp lực điểm số không còn là điều xa lạ trong xã hội mang đầy tính cạnh tranh hiện nay. Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp phù hợp hạn chế tình trạng này thay vì mải mê chạy theo những kỳ vọng vượt quá tầm tay con trẻ. Hãy theo dõi các nội dung khác của Thehegen để lưu giữ nhiều kiến thức bổ ích về các khía cạnh trong cuộc sống nhé!

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...