Chuyên mục
Trầm cảm được xem như một bệnh lý phổ biến trong bối cảnh xã hội hiện nay gây những hệ lụy nguy hiểm tiềm tàng. Cùng Thehegen tìm hiểu trực quan trầm cảm là gì thông qua bài viết sau.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu, hay còn gọi tắt là trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến. Theo ước tính của WHO, có khoảng 5% người trưởng thành trên toàn cầu đang gặp trở ngại bởi các chứng rối loạn tâm thần. Bệnh trầm cảm thường có biểu hiện bằng tâm trạng chán nản, mất đi niềm vui và sự hứng thú với các hoạt động từng yêu thích trong thời gian dài. .
Bệnh trầm cảm không đơn giản chỉ là nỗi buồn trong một thời gian ngắn. Vì nó đeo bám dai dẳng, làm người mắc rối loạn cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi đồng thời ảnh hưởng đến cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Việc này kéo theo trạng thái tiêu cực kéo dài, khiến bệnh nhân đối diện với cuộc đời một cách bi quan vô hạn.
Những người mắc bệnh trầm cảm có thể có những hành vi vô cùng tiêu cực, tự làm tổn thương thể xác thậm chí tự sát nếu không được chữa trị chuyên môn kịp thời. Ước tính có khoảng 700.000 người tử vong vì tự tử mỗi năm.
Buồn bã và trầm cảm thường bị nhầm là cùng một trạng thái tâm thần, nhưng thực chất chúng có nhiều điểm khác nhau. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến nhiều người dễ dàng bỏ qua một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị – trầm cảm, hoặc trầm trọng hóa một trạng thái tâm thần bình thường – nỗi buồn.
Buồn bã là một trạng thái tâm thần bình thường của con người, hầu như mỗi người đều trải nghiệm trong đời. Buồn bã được kích hoạt sau những trải nghiệm và tình huống khó khăn, đau đớn, thử thách hoặc thất vọng. Hay nói cách khác, bạn dễ có cảm xúc buồn vì một điều gì đó nhưng thực tế bạn có thể thích nghi và vượt qua dần dần. Khi đó, nỗi buồn cũng sẽ biến mất.
Trầm cảm thì khác, đó là một trạng thái tâm thần bất thường, một rối loạn tâm lý ảnh hưởng hoàn toàn và lâu dài đến suy nghĩ, tình cảm, nhận thức và hành vi. Khi một người trầm cảm, họ rất dễ trở nên tiêu cực, đau buồn và cảm thấy mất mát vì hầu hết các sự việc xảy đến trong cuộc sống thường ngày. Đôi khi nhìn bên ngoài, một người gánh vác căn bệnh trầm cảm dường như không có vấn đề gì với cuộc sống, và ngay cả họ cũng có thể tự nhận định điều đó. Nhưng họ vẫn cảm thấy tồi tệ không rõ lý do. Tâm trạng của họ ngày càng tệ dần đi trong các tình huống, ngay cả khi họ tham gia những hoạt động họ từng yêu thích. Tâm trạng chán nản, buồn bã gây ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống cá nhân, công việc hay học tập. Những việc tưởng chừng đơn giản như vệ sinh cá nhân, ăn uống,… cũng trở nên quá sức.
Đọc thêm nỗi lo lắng, căng thẳng của cha mẹ qua bài viết: Con cái nghỉ hè, khó khăn của cha mẹ
Người mắc bệnh trầm cảm thường hiện diện ít nhất 6 dấu hiệu trầm cảm trong tổng số 9 triệu chứng dưới đây, tần suất xuất hiện mỗi ngày trong tối thiểu 2 tuần. Tình trạng này gây cản trở đời sống cá nhân cũng như công việc của họ.
Trầm cảm biểu hiện khác biệt theo từng người dựa trên trải nghiệm cá nhân, gia đình và môi trường sống xung quanh người đó. Nếu bạn tự kiểm chứng bản thân đang vướng ít nhất 6 dấu hiệu trầm cảm trong đó có 1 trong 2 triệu chứng chính từ danh sách trên, bạn đã có phán đoán sơ bộ về tình trạng rối loạn tinh thần của minh. Tuy nhiên cần có chẩn đoán chính xác từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có hướng xử lý phù hợp nhất.
Bệnh trầm cảm có thể được xem là một bệnh lý với các mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Thực tế, năng lực hoạt động của bạn tỷ lệ nghịch với mức độ rối loạn tâm thần. Ví dụ, ở mức độ nhẹ, bạn sở hữu từ 6 dấu hiệu trầm cảm, trong đó có 1 triệu chứng chính, bạn có thể có năng lực hoạt động bình thường nhưng cần có nỗ lực đáng kể. Với mức độ nặng, một số người hoàn toàn không thể làm được những việc tưởng chừng đơn giản như đã đề cập.
Trầm cảm là kết quả của sự giao thoa ảnh hưởng phức tạp giữa các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học. Những cá nhân có những trải nghiệm thất bại, mất mát lớn trong cuộc sống thường có nguy cơ dẫn đến căng thẳng và rối loạn tâm thần. Việc này thúc đẩy trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực trong cuộc sống người trong phạm vi ảnh hưởng.
Một số trẻ em có tuổi thơ bị bạo hành sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, đọc thêm bài viết: Bảo mẫu bạo hành trẻ sơ sinh: Thực hư về mức lương 60 triệu 1 tháng?
Mặt khác, bệnh trầm cảm có mối tương thích chặt chẽ và bị chi phối bởi sức khỏe thể chất. Việc mắc các bệnh nền nguy hiểm như tim mạch, ung thư,… làm bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bi quan, bất lực trước suy nghĩ không thể kiểm soát tình trạng bệnh lý và sức khỏe thể chất cá nhân họ. Việc này kéo theo căng thẳng tâm lý dài hạn, họ dễ dàng rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần.
Mỗi người có những cách đối phó với bệnh trầm cảm khác nhau. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng làm giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng trong lúc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn.
Nếu bạn thường xuyên có suy nghĩ hoặc tái diễn về cái chết, ý nghĩ tự tử và cố gắng tự tử. Đó là một dấu hiệu cực kỳ cảnh báo dẫn bạn đến bờ vực hành động không thể kiểm soát:
Qua bài viết này, bạn cũng đã nắm được trầm cảm là gì cũng như 6 dấu hiệu tối thiệu của bệnh trầm cảm. Thực tế, đây là một quá trình điều trị lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn đến từ thuốc điều trị lẫn liệu pháp tâm lý. Theo dõi các bài viết khác về các vấn đề tâm lý tại Thegehen để nắm bắt các kiến thức mới về thế giới quan tinh thần ẩn sâu trong mỗi con người.