Chuyên mục
Retail Therapy – một giải pháp trị liệu tâm lý mà chắc hẳn ai cũng đã từng trải nghiệm. Nhưng đó có phải là liệu pháp hay chỉ là thú vui cải thiện tâm trạng? Hay thậm chí chỉ là một chiêu trò của chủ nghĩa tiêu dùng?
Đứng trước cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, chúng ta thường có hai xu hướng, một là hướng nội không làm gì cả, hai là hướng đến rất nhiều nơi và chi mạnh cho việc đi du lịch cũng như tụ tập bạn bè, ăn uống,….. để giải tỏa hay vực dậy sau chuỗi ngày mệt mỏi.
Nhưng đối với giới trẻ hiện nay, cụ thể là gen Z thì lại chọn một phiên bản xả stress bình dân hơn đó là “siêu thị therapy”. Là đi siêu thị (hoặc cửa hàng tiện lợi) chứ không phải shopping mua sắm quần áo. Thậm chí, trên mạng xã hội còn có cả một trang page “Siêu thị Therapy” thu hút gần 54.000 thành viên, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm đam mê mãnh liệt “bộ môn” mới này.
Vậy cùng chúng mình tìm hiểu nguồn gốc cũng như vì sao retail therapy lại trở thành phương pháp phổ biến khiến nhiều người lao vào siêu thị mỗi khi stress nhé.
Retail therapy /ˈriː.teɪl ˌθer.ə.pi/ (danh từ) có thể dịch ra là “trị liệu mua sắm”, chỉ hành động mua hàng để cải thiện tâm trạng bản thân tốt hơn.
Ban đầu, thuật ngữ này được sử dụng mục đích để châm biếm, chỉ trích việc người dân nước Mỹ coi việc mua sắm là “phương thuốc” trị những căn bệnh tâm lý và vấn đề của mình.
Theo một thống kê của Đại học Michigan trên Tạp chí Tâm lý Người tiêu dùng cho thấy rằng, mua sắm được coi là một “hành vi tự thưởng cho bản thân” vì nó đem đến cho chúng ta niềm vui tạm thời, khiến chúng ta phải gác lại những âu lo và tận hưởng sự hạnh phúc ngắn hạn ấy.
Và việc đưa ra quyết định mua sắm có thể khôi phục lại cảm giác tự chủ của cá nhân. Thậm chí, khi được mua những gì mình thích mang lại cho bạn cảm giác kiểm soát hơn đến 40 lần so với việc không được mua sắm. Những người thực sự mua hàng cũng có kết quả ít buồn bực hơn gấp 3 lần nhóm chỉ xem mà không mua.
Để so sánh giữa đi siêu thị với mua sắm quần áo thông thường, thì đi siêu thị phần nào “nhỉnh” hơn trong việc đem lại cảm giác này. Bởi trứng gà và sữa tươi thì không hết size, không có chuyện mặc vào mới biết không hợp, hoặc chỉ đẹp khi ở phòng thử đồ.
Mùi “giòn tan” của mẻ gà mới rán, sự nhộn nhịp của khu food court, ánh sáng rực rỡ của những bảng hiệu và dãy hàng hoá được xếp thẳng tắp,….. là tổ hợp của những thủ thuật tâm lý.
Nhiệm vụ chính của những “thứ rực rỡ” này chính là phân tán sự chú ý của chúng ta ra khỏi những vấn đề hiện tại và thay thế bằng cách hình dung một viễn cảnh tích cực hơn.
Theo các nhà tâm lý, việc suy nghĩ, phỏng đoán trước một món quà hoặc phần thưởng dành cho bản thân sẽ giúp não bộ giải phóng dopamine và oxytocin. Trong khi oxytocin giúp chúng ta gác lại âu lo, thì dopamine lại là chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác phấn chấn hay còn gọi là “hormone hạnh phúc” ngắn hạn, điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Từ đó, việc bỏ một món đồ vào giỏ cũng giống như xoá đi nhiệm vụ chưa hoàn thành, như một cú hích dopamine khiến tâm trạng cũng hưng phấn hơn. Ngoài ra, niềm vui của việc mua sắm thường đến trong quá trình dạo quanh, nhìn ngắm thậm chí là từ lúc lên kế hoạch.
Nói một cách khác, chỉ cần trong tâm thế chuẩn bị và nghĩ về những hàng hoá tự thưởng cho mình (như một bịch snack yêu thích, một bộ dụng cụ bếp cùng màu, một chai xả vải mùi mới,….) là cũng đủ để chúng ta cảm thấy phấn khích rồi. Cảm giác như vậy cũng tương tự khi xếp hành lý cho chuyến du lịch sắp đến vậy.
Có một ranh giới nhỏ giữa Retail Therapy và Shopaholic (chứng nghiện mua sắm), đó là nếu bạn sa đà vào “niềm vui xả stress” mà retail therapy mang lại, mua sắm bốc đồng và không kiểm soát, thì trong phút chốc liệu pháp này sẽ trở thành con dao hai lưỡi ngay.
Một số dấu hiệu điển hình cho thấy liệu pháp mua sắm của bạn có thể đang đi quá xa:
– Luôn bận tâm và bị thôi thúc, bằng mọi giá phải được mua sắm.
– Gặp vấn đề tài chính, không kiểm soát chi tiêu.
– Dành nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc tìm kiếm, mong mỏi những món đồ không cần thiết.
Ai cũng muốn đảm bảo rằng mình không mua sắm quá mức. Tuy nhiên, não bộ chúng ta rất dễ bị phụ thuộc vào lối mòn ‘chỉ có mua sắm mới đem lại niềm vui’. Không ít người đã hình thành thói quen mua sắm thiếu kiểm soát ngay cả khi tâm trạng bình thường.
Và ở góc độ đa chiều hơn, ‘trị liệu mua sắm’ chỉ có thể giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn tạm thời chứ không thể giải quyết những vấn đề gốc rễ. Retail therapy chỉ thực sự cho bạn một cảm giác được kiểm soát khi mua sắm những thứ bạn mong muốn, thay vì cảm giác kiểm soát được túi tiền hay thời gian của mình.
Vì vậy, hầu hết những thứ đem lại cảm giác thỏa mãn khác, thì điều quan trọng cần ghi nhớ, đó là sử dụng hợp lý và có chừng mực.
Nếu để so những cách “chịu chi” xa xỉ cho gội đầu dưỡng sinh massage 60 phút, lên quả tóc mới, làm móng hay du lịch, thì đi siêu thị có vẻ là một hình thức xả stress vừa “kinh tế” vừa tinh tế (miễn đừng quá tay).
Lần tới khi đi “siêu thị therapy” hãy bỏ túi những lời khuyên từ các để tận dụng retail therapy một cách tốt nhất: