Áp lực gia đình: Gen Z nên làm gì?

report

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi hạnh phúc nhưng điều đó chỉ đúng khi các thành viên trong gia đình cùng nhau nuôi dưỡng, cùng nhau giữ lửa tình cảm để gia đình được thuận hoà. Nếu bạn không cảm thấy ấm cúng, vui vẻ trong chính chiếc tổ của mình thì rất có thể bạn đang nhận về những áp lực từ gia đình thay vì sự chữa lành hay tình yêu thương. Áp lực gia đình không phải là một khái niệm xa lạ nhưng thường bị bỏ qua vì sự tồn tại hiển nhiên của nó và những bất cập khó giải quyết khác.

ap-luc-gia-dinh-gen-z-nen-lam-gi-1

Áp lực gia đình là gì?

Áp lực gia đình chính là những sự bế tắc, căng thẳng, lo lắng về quá trình cùng nhau sinh sống, hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình. Trên góc độ mỗi cá nhân , áp lực gia đình là sự bức bối, mệt mỏi, chán chường khi bản thân phải gánh chịu những tiêu cực, khắc nghiệt từ gia đình.

Áp lực gia đình khiến những thành viên trong gia đình không có tiếng nói chung, không tìm được sự đồng điệu, thấu hiểu và chia sẻ từ người thân. Khi bị áp lực gia đình ảnh hưởng, việc trở về nhà hay tiếp xúc với người thân không còn là một điều vui vẻ, đáng mong chờ nữa. Thay vào đó, gia đình – từ một chốn bình dị, thân yêu lại trở thành nơi chứa đựng phiền nhiễu, khó chịu.

Áp lực gia đình cũng có thể gây nên những hệ lụy nặng nề đến sức khỏe tinh thần của con người như những loại áp lực khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, áp lực gia đình lại được xem như một điều hiển nhiên, một phần của đời sống gia đình nên không được quan tâm giải toả nhiều như áp lực công việc hay áp lực học tập.

Đọc thêm bài viết: Khi áp lực cứ chồng chất lên nhau và cách mình giải quyết chúng

Áp lực gia đình đến từ đâu?

Nguyên nhân gây nên áp lực gia đình có thể rất khác nhau giữa mỗi gia cảnh và theo góc nhìn của mỗi người, tuy nhiên, một số nguyên nhân chung góp phần tạo nên áp lực.

Áp lực kinh tế: Vấn đề tiền bạc rất thường gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Việc kiếm tiền nuôi sống bản thân luôn là một vấn đề lớn đối với những người tới tuổi lao động. Áp lực kinh tế lại càng nặng nề hơn đối với trụ cột của gia đình – người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho những thành viên còn lại, đặc biệt khi gia đình có thêm thành viên mới.

Kỳ vọng từ người thân: Các thành viên trong gia đình tất nhiên sẽ có mức kỳ vọng nhất định với nhau. Ai cũng thầm muốn gia đình của mình toàn là người tốt, là một gia đình có văn hoá, có địa vị trong xã hội. Nhưng đôi khi, những kỳ vọng bình thường lại có thể tạo nên sức nặng lạ thường cho người khác. Đặc biệt ở những phụ huynh có con đang đi học, việc kỳ vọng kết quả học tập tốt sẽ ngầm tạo ra áp lực cho trẻ. Kết quả là trẻ vừa bị áp lực điểm số khi ở trường, vừa bị áp lực gia đình khi ở nhà vì sợ bản thân học chưa đủ tốt hay sợ bố mẹ thất vọng.

Đọc thêm bài viết: Hãy để trẻ em có một kỳ nghỉ hè trọn vẹn

ap-luc-gia-dinh-gen-z-nen-lam-gi-2

Bạo lực gia đình: Nhiều người không nghĩ rằng những ký ức tồi tệ về gia đình hay những vết thương chưa lành trong tâm thức lại khiến bản thân họ bị áp lực gia đình. Thực chất, bạo lực gia đình còn gây ra những bệnh lý từ nặng đến nhẹ về tâm lý, tâm thần, trust issue (vấn đề niềm tin), daddy/ mommy issues (các vấn đề về người cha/ mẹ) cho nạn nhân của bạo lực gia đình.

Sự khác biệt: Sự khác biệt giữa các thành viên có thể gây nên muôn vàn những mâu thuẫn, xung khắc khác nhau trong gia đình. Điển hình như sự khác biệt về cách thể hiện tình cảm rất dễ tạo nên những hiểu lầm hay khoảng cách thế hệ lại gây ra sự khác nhau về suy nghĩ và lối sống.

Áp lực gia đình có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng nếu mỗi người nhìn sâu hơn vào vấn đề của bản thân thì sẽ thấy được phần lớn áp lực là do sự chi phối của những định kiến sâu thẳm hoặc thiếu vắng sự sẻ chia, thấu hiểu trong gia đình.

Áp lực gia đình cần được giải quyết khôn khéo

Giải quyết những áp lực gia đình như thế nào để vừa giữ được những khoảng không gian và niềm vui riêng, vừa giữ được hòa khí và kết nối trong gia đình? Dù áp lực gia đình của bạn ở mức độ nào và từ vấn đề gì thì vẫn luôn có cách để thoát ly và nhường chỗ cho những nguồn năng lượng tích cực.

Thấu hiểu: Những thành viên trong gia đình gắn kết với nhau bằng dòng máu, dù khác biệt hay không hoà thuận cũng không bao giờ bỏ mặc nhau. Mỗi thành viên trong gia đình là một cá thể độc lập, cần được tôn trọng và có vai trò, trách nhiệm như nhau là cùng nhau xây dựng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp cho ngôi nhà chung. Bản thân mỗi người cần hiểu được những yếu tố cốt lõi đó trước tiên để tránh việc tự mình tạo ra áp lực cho bản thân hay đùn đẩy trách nhiệm trong gia đình.

Chia sẻ: Trong một gia đình, không ai có bổn phận phải tự làm, tự chịu một vấn đề của chung. Mâu thuẫn từ những chuyện nhỏ nhặt cũng có thể dồn nén thành tâm trạng nặng nề và giữ trong lòng không phải là cách hay. Nếu không giao tiếp và tìm cách giải quyết thì vấn đề sẽ mãi tồn đọng. Thực hành chia sẻ công việc trong gia đình và chia sẻ ý kiến để thấu hiểu nhau là điều cần thiết để cân bằng hoà khí và trách nhiệm.

ap-luc-gia-dinh-gen-z-nen-lam-gi-3

Đồng cảm: Từ những quan sát và chia sẻ, mỗi thành viên cần hiểu và cảm thông cho những thành viên còn lại. Ai cũng có những khuyết điểm, lỗi lầm và tổn thương, đặc biệt là thế hệ cha anh phải chịu những tàn dư khốc liệt trong quá khứ. Họ có thể bảo bọc, kỳ vọng một cách thái quá hay thường xuyên cáu gắt vì những chuyện đời tư của bọn trẻ. Người lớn cũng cần quan tâm chừng mực và mở lòng thích nghi với cuộc sống hiện đại. Sự cảm thông và trân trọng sự hiện diện của nhau trong cuộc sống chính liều thuốc đặc trị những mâu thuẫn và hiểu lầm.

Cân bằng: Bạn nên học cách quản lý thời gian để cân bằng hợp lý thời gian dành cho bản thân và các hoạt động cùng gia đình. Một sự hiểu lầm trong gia đình thường gặp đó là nghĩ người khác vô tâm, nhưng thật ra ai cũng quá bận rộn với đời sống cá nhân mà quên rằng một gia đình hạnh phúc cần có khoảng thời gian chất lượng bên nhau. Ngoài ra, học cách cân bằng cảm xúc cũng sẽ hạn chế căng thẳng và kiểm soát những hành vi, lời nói với mọi người được tốt hơn, tránh gây áp lực không đáng có lên những thành viên trong gia đình.

Dành thời gian cho gia đình cũng là nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong của mỗi người. Hành trình hoá giải áp lực gia đình thành sự gắn bó, yêu thương vô điều kiện chính là hành trình tìm về nguồn cội, chữa lành và trưởng thành mà mỗi người tất yếu phải trải qua. Theo dõi Thehegen để cùng vượt qua hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...