Chuyên mục
Tâm lý học đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, là một môn khoa học mà theo cá nhân tôi nên được phổ biến rộng rãi, nên được học một cách đầy đủ vì như chúng ta cũng đều đã biết thì việc hiểu chính mình quan trọng đến thế nào. Nếu bạn cảm thấy thú vị về bộ môn này, thì nhất định nó sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng tìm hiểu tiếp về những hiệu ứng tâm lý hữu ích .
Xem lại: 9 Hiệu ứng tâm lý hữu ích bạn có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày – Phần 1
Con người ta cũng như vậy, ai cũng phải có gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè. Chúng ta không thể sống cô đơn một mình. Vì thế chúng ta cần phải có nhau, để nhận “hơi ấm” của nhau. Thế nhưng, con người không ai hoàn hảo. Ai cũng có những điểm mạnh và ngược lại là những điểm chưa hoàn thiện. Đó có thể là một vài thói quen xấu, sự khác nhau trong sở thích, lối sống. Và vô tình, những điều này giống như những “sợi lông sắc nhọn” của nhím.
Khi con người ta quá gần nhau, vô tình chính những điểm chưa tốt của nhau làm cho chúng ta khó chịu, từ đó xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn không cần thiết. “Hiệu ứng con nhím” thực ra là một hiện tượng tự nhiên và là một quy luật cuộc sống chứ không phải là một trường hợp đặc biệt. Đó chính là sự duy trì khoảng cách hợp lý trong bất kỳ mối quan hệ nào.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Nếu chúng ta là những con nhím, chúng ta không thể thay đổi những sợi lông như những cái gai sắc nhọn của nhau. Chúng ta chỉ có thể học cách chấp nhận nhau, giữ một khoảng cách vừa đủ, đủ gần để nhận được hơi ấm từ nhau và đủ xa để không bị những sợi lông sắc nhọn vô tình làm đau nhau.
Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ và nếu như những mảnh gỗ này dài – ngắn khác nhau thì bạn sẽ thấy rõ ràng: lượng nước chứa trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó chỉ có thể đầy lên đến chiều cao của chỗ mảnh gỗ ngắn nhất mà thôi.
Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như một chiếc thùng gỗ vậy, kết quả mỗi một môn học trong đó đều là mảnh ghép không thể thiếu của chiếc thùng. Sự ổn định trong thành tích tốt của trẻ không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng ở tình trạng chỉnh thể của nó, đặc biệt là ở một số mắt xích yếu (mảnh gỗ ngắn).
Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì, nhưng thực chất đôi khi, chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng khiến cả một sự nghiệp tan thành mây khói. Trong cuộc sống của bạn, dù có nỗ lực đến đâu mà không biết cân bằng chúng thì cũng khiến bạn trở nên thất bại.
Khi một người muốn hoàn thành một việc gì đó, thái độ sẽ quan trọng hơn trí tuệ. Điều này nói lên rằng, tự tin là một yếu tố then chốt của sự thành công. Nếu một người luôn cảm thấy tự ti thì sự tự ti ấy sẽ giết chết trí thông minh, bào mòn ý chí của họ và cuối cùng dẫn họ đến với vực sâu thất bại.
Dugan – cựu chủ tịch Giải bóng bầu dục Mỹ có câu nói nổi tiếng: “Kẻ mạnh chưa chắc đã là người chiến thắng, nhưng sớm muộn gì thành công cũng thuộc về người có niềm tin.” Nghĩa là, nếu chỉ chấp nhận những điều tốt nhất, cuối cùng bạn cũng sẽ nhận được những thứ tốt nhất, miễn là bạn có đủ sự tự tin. Đây chính là định luật Dugan nổi tiếng.
Trong cuộc sống, có người luôn nghi ngờ bản thân: “Mình không làm được đúng không? Mình không thể nào hoàn thành nhiệm vụ này chỉ với khả năng kém cỏi của bản thân!”. Nói những lời như vậy là biểu hiện của sự thiếu tự tin điển hình. Từ góc độ tâm lý, đây thực chất là một loại ám thị tiêu cực, một lời nhắc nhở trong tiềm thức rằng bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ. Loại ám thị tiêu cực này là một trở ngại mạnh mẽ trên con đường tiến lên của mọi người. Và điều tồi tệ hơn nữa là một số người không tự nhận thức được những tác động xấu mà nó mang lại.
Có người nói: “Quá trình giao tiếp của tôi luôn lúng túng. Hoặc là tôi hiểu lầm người khác, hoặc là người khác hiểu lầm tôi. Tôi cảm thấy thực sự khó hòa đồng với mọi người nên ngày càng sợ phải tiếp xúc với người khác.” Xã giao không phải việc đơn giản, và càng trốn tránh bạn lại càng cách xa việc xã giao hơn.
Khi chúng ta bước vào một môi trường mới hoặc phải giao tiếp với ai đó lần đầu tiên, chúng ta thường nghe thấy lời khuyên như thế này: “Hãy chú ý đến ấn tượng đầu tiên của bạn với người khác!” Người ta đưa ra lời khuyên này là vì một hiện tượng gọi là hiệu ứng lần đầu.
Muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với đối phương, trước tiên bạn phải chú ý đến hình ảnh của chính mình đã nhé!
Một số người quá coi trọng bản thân. Họ luôn lo lắng rằng trang phục của mình sẽ bị người khác chê cười, họ ngại nói trước mặt người khác vì sợ nói sai, họ sợ rằng nếu mình đi muộn sẽ phải nhận những cái nhìn khác lạ của mọi người…
Họ luôn sống dưới ánh mắt của người khác. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, bởi điều mọi người quan tâm nhất chính là bản thân.
Hiệu ứng ánh đèn sân khấu còn được gọi là “hiệu ứng tâm điểm xã hội”, là biểu hiện của việc mọi người đánh giá quá cao sự chú ý mà những người xung quanh dành cho ngoại hình và hành vi của mình. Hiện tượng tâm lý này cho thấy mọi người có xu hướng coi mình là trung tâm của mọi thứ và quá chú ý đến bản thân, ít nhất là họ không muốn bị người khác coi thường. Do đó, họ thường đánh giá quá cao mức độ chú ý của người khác dành cho mình. Từ một góc nhìn khác, hiệu ứng ánh đèn sân khấu phản ánh nhu cầu chung của con người là muốn được người khác chú ý.
Nhiều lúc sự vắng mặt hay rời đi của một người sẽ có ảnh hưởng nhất định tới người khác, nhưng cuộc sống của mỗi người vẫn sẽ trôi qua như thường lệ mà không có nhiều thay đổi. Vì thế, đừng quá coi trọng bản thân, đừng tự cho rằng nếu thiếu mình thì mọi việc đều không ổn. Điều này sẽ chỉ khiến bản thân bạn thêm phiền não và càng thêm mệt mỏi mà thôi.