9 Hiệu ứng tâm lý hữu ích bạn có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày – Phần 1

report

Tâm lý học là một lĩnh vực vô cùng thú vị, nó vừa gần gũi lại vừa xa lạ với tất cả chúng ta. Nó gần gũi vì nó là môn khoa học về con người, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những hiệu ứng tâm lý mà tôi nói bên dưới xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và chắc chắn bạn cũng đã từng gặp phải rất nhiều lần. Nhưng biết là một chuyện, để có thể làm chủ hoặc loại bỏ được nó thì lại không phải là điều dễ dàng.

Việc có hiểu biết về những hiệu ứng tâm lý này không thể nào đảm bảo rằng bạn sẽ trở thành một nhà tâm lý học, nhưng ít nhất nó cũng sẽ giúp bạn phạm sai lầm một cách chủ động, tức là dù biết nó không tốt nhưng vẫn cứ làm, đó chính là sự thú vị và cũng là điều khó hiểu ở con người. 

1. Hiệu ứng ám thị – Khi niềm tin thành sự thật

Tên khoa học của hiệu ứng này là Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên tri tự đúng). Hiệu ứng này bản chất là một kiểu tiên đoán về sự tự hài lòng với bản thân. 

Nhà tâm lý học người Mỹ Robert Rosenthal đã thực hiện một nghiên cứu khoa học như sau: Trong một lớp trung học, ông khoanh tròn vào vài cái tên bất kỳ và nói với giáo viên phụ trách rằng đây là những học sinh rất thông minh. Sau một khoảng thời gian, Robert quay trở lại kiểm tra và ông nhận thấy những học sinh đó thật sự có những tiến bộ vượt trội, đạt thành tích xuất sắc trong trường. 

Đây là một ví dụ điển hình chứng minh cho sức mạnh của sự ám thị. Cơ chế của “hiệu ứng ám thị” được hiểu như sau: khi bạn nghe hoặc nhìn thấy một hành động, lời nói bất kỳ với tần suất lớn, chúng ta thường có xu hướng hành động theo điều đó. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng theo nghiên cứu về các hiệu ứng tâm lý, nó chiếm đa số. 

Sự ảnh hưởng của Pygmalion được tìm hiểu rất nhiều trong những lĩnh vực thể thao, kinh doanh và đặc biệt là trong giáo dục. Trong kinh doanh, hiệu ứng này được kiểm nghiệm khi các nhà quản lý nhận được kết quả dựa trên những mong đợi của họ đối với nhân viên. Tương tự vậy, cuộc nghiên cứu của Robert Rosenthal và Lenore Jacobson về ảnh hưởng Pygmalion trong lớp học cho thấy: khi giáo viên trông đợi những kết quả cao từ học sinh thì những học sinh này thường không khiến họ thất vọng.

2. Định luật Beibo – Trong điều kiện thuận lợi, hãy để đối phương chấp nhận phần còn lại

“Định luật Beibo” là một hiệu ứng tâm lý xã hội. Định luật chỉ ra rằng khi một người đã bị kích thích mạnh thì kích thích lần tiếp theo sẽ không đáng kể đối với với người đó. Có nghĩa là kích thích đầu tiên có thể giảm bớt tác động của kích thích thứ hai.

Ví dụ như đứa trẻ nào cũng ngó lơ trước sự cằn nhằn của mẹ, nổi loạn và nóng nảy với mẹ, nhưng lại ngoan ngoãn khi bố cất lời. Tại sao lại như vậy?

Vì mẹ thường hay phê bình và khiển trách, nên trẻ con thường miễn dịch với điều này, phản ứng chậm chạp. Tuy nhiên, thường ngày bố lại ít nói nên một khi cất lời thì sẽ có giá trị và trọng lượng hơn.

Khi người thân, bạn bè từ chối giúp đỡ, chúng ta sẽ thấy rất thất vọng, nhưng chỉ với một hành động tử tế nhỏ bé của người lạ, chúng ta sẽ vô cùng biết ơn… Tất cả những điều này đều là tác dụng của định luật Beibo.

3. Hiệu ứng “Quá giới hạn” – Khi mọi thứ chỉ nên vừa đủ 

Mark Twain – tác giả nổi tiếng của Mỹ, có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên góp một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa. 

Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng. 

Trong cuộc sống chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu ứng này, đặc biệt là trong việc giáo dục con cái. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi đi quá giới hạn thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm i chang vậy nữa” hoặc làm hoàn toàn ngược lại những lời mà cha mẹ nhắc nhở. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói khác. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.

4. Hiệu ứng Pratfall – Sự hấp dẫn tăng lên khi bạn không hoàn hảo

Có lẽ đây là hiệu ứng tâm lý thú vị nhất, mà ai cũng từng trải qua, dù có nhận thức được nó hay không. 

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang phải lòng một cô nàng, có vẻ là người tài giỏi, tốt bụng và duyên dáng. Tình cờ bạn thấy cô ấy vấp ngã trên đường. Vì nhiều lý do, cảm xúc mà bạn dành cho nàng sẽ tăng lên, và bạn thấy rằng mình thậm chí bị thu hút hơn vì sự vụng về ấy. 

Trong các lĩnh vực thể thao, kinh doanh và chính trị, hiện tượng tâm lý này được gọi là hiệu ứng Pratfall, được phân tích và đặt tên bởi nhà nghiên cứu Elliot Aronson năm 1996. Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta có khuynh hướng thích những người không hoàn hảo, những người mắc lỗi và biết nhận lỗi. Tuy không đúng trong tất cả mọi trường hợp, ví dụ nam giới sẽ bị thu hút trước những cô nàng vụng về hơn là chiều ngược lại, tuy nhiên nguyên lý cơ bản ở đây là là một người sẽ dễ được yêu mến hơn nếu họ cho thấy họ vẫn có những điểm không hoàn hảo, thế nên mới có câu nói: Ghét của nào trời trao của đấy – thật chẳng sai chút nào.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...