Chuyên mục
Cùng chung số phận với nhiều doanh nghiệp khác, QCG buộc phải thanh toán cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, số tiền khổng lồ lên đến gần 10.000 tỷ đồng và hơn 1.000 lượng vàng. Tính theo giá vàng SJC hiện tại, tổng số tiền này tương đương với 117.647 lượng vàng.
HĐXX đưa ra nhiều quyết định về các giao dịch dân sự của bà Trương Mỹ Lan và các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhằm thu hồi tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo. Trong đó, tòa buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận từ bà Lan là hơn 2.882 tỷ đồng. Quốc Cường Gia Lai sẽ nhận lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sunny Island (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nắm giữ trước đó.
Liên quan đến các thỏa thuận chuyển nhượng, hợp tác còn dang dở giữa bà Lan, các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát với đối tác, tòa buộc các bên giao trả cho nhau những gì đã nhận. Cụ thể, CTCP Địa ốc Hồng Phát bị buộc nộp lại hơn 2.300 tỷ đồng; Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại 145,2 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng SJC; Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà hoàn trả 400 tỷ đồng; CTCP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại hơn 6.000 tỷ đồng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.
Đáng chú ý, hầu hết những chủ thể trên đều đang gặp khó khăn về tài chính. Việc phải bồi hoàn hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng sẽ tạo gánh nặng lớn cho nhóm doanh nghiệp này.
Quốc Cường Gia Lai (QCG): Tiền mặt còn vỏn vẹn 28 tỷ đồng
Tại thời điểm cuối tháng 12/2023, tổng tài sản của QCG giảm nhẹ xuống 9.585 tỷ đồng. Sau một năm, lượng tiền mặt của công ty giảm mạnh chỉ còn hơn 28 tỷ đồng, đồng thời không ghi nhận khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 15% về còn 442 tỷ đồng. Trong số gần 159 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn, QCG ghi nhận khoản đầu tư 91,5 tỷ đồng vào dự án Tân Phong tại quận 7, TP.HCM và hơn 67 tỷ đồng đầu tư vào dự án Khu dân cư Phước Kiển.
Đọc thêm: Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực…
Bên kia bảng cân đối tài chính, QCG ghi nhận tổng nợ phải trả 5.236 tỷ đồng, giảm gần 7% so với đầu năm. Trong đó, 4.292 tỷ đồng là các khoản phải trả ngắn hạn khác bao gồm: 2.883 tỷ đồng tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển, còn lại là các dự án khác.
Địa ốc Hồng Phát tắc vốn ở dự án nghìn tỷ
Sau 15 năm, dự án khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa do Công ty Địa ốc Hồng Phát làm chủ đầu tư vẫn “giậm chân tại chỗ”. Năm 2005, Hồng Phát được tỉnh Long An cấp phép đầu tư dự án khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa. Dự án có quy mô 500ha, tại huyện Đức Hoà, với vốn đầu tư 140 triệu USD. Tuy nhiên, vì chọn nhầm đối tác, dẫn tới tranh chấp hơn chục năm nay, dự án vẫn “đắp chiếu”. Hồng Phát đã chi 1.000 tỷ để giải phóng, bồi thường, ra được 13 sổ đỏ, với diện tích 232,6ha mặc dù vậy dự án vẫn không thể triển khai do công ty và đối tác là China Polycy Limited (CPL) chưa thống nhất chi phí đã đầu tư của Hồng Phát.
Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo và vòng xoáy nợ nần
Hồi năm 2017, bà Phan Thị Phương Thảo bị kê biên tài sản, cấm xuất cảnh do nợ nghìn tỷ.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục thi hành án dân sự Long An, Công ty Phú An nợ và phải thi hành án cho nhiều tổ chức, cá nhân với số tiền gần 1.800 tỷ đồng, trong đó có khoản nợ VAMC hơn 617 tỷ đồng, trong khi công ty này đã mất thanh khoản, không còn số dư trong tài khoản.
Tại thời điểm đó, Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An cũng xác nhận, hiện tài khoản của Phú An không còn số dư. Ô tô của bà Phan Thị Phương Thảo (chủ tịch HĐQT công ty) đang sử dụng cũng không phải do Công ty Phú An và các cổ đông của công ty đứng tên sở hữu. Đến cả lương công nhân và tiền thu hồi đất của dân cũng chưa thanh toán hết. Ngoài ra, 350ha đất tại dự án Happyland được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng cũng đã được công ty đem thế chấp toàn bộ.
Đọc thêm: Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm chuyển hơn hàng trăm tỷ đồng ra nước ngoài
Trước đó, năm 2016, để trả nợ, Tập đoàn Khang Thông tìm đối tác mua cổ phần của dự án Happyland. Thông tin trên thị trường thời đó cho biết những cuộc đàm phán với Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã diễn ra nhưng bất thành.
Quay lại diễn biến mới nhất của nhóm doanh nghiệp do nữ đại gia Phan Thị Phương Thảo làm chủ, năm 2023, TAND tỉnh Long An ra quyết định mở thủ tục phá sản Khang Thông dựa trên đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của CTCP Công nghệ cao LIOA và có các căn cứ xác định công ty mất khả năng thanh toán.
Nhóm Tuần Châu – CTCP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc
Liên quan đến Công ty Âu Lạc, vào ngày 16/1, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh ban hành 16 Quyết định (số 916-1 đến 916-16) về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh. Nguyên nhân là do Công ty Âu Lạc Quảng Ninh nợ thuế hơn 5,5 tỷ đồng. Trước đó, Âu Lạc ghi nhận thua lỗ hàng chục tỷ trong nhiều năm liên tiếp.
Đọc thêm: Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái
Liên quan đến doanh nghiệp này, trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị can liên quan, đã kê biên nhiều bất động sản. Trong đó có 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh. Được biết, đây là tài sản liên quan đến thỏa thuận hợp tác của Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.
Về CTCP T&H Hạ Long, vốn của công ty này nằm trong danh sách hơn 137,7 triệu cổ phần của 5 doanh nghiệp do bà Trương Mỹ Lan sở hữu bị kê biên.