Vụ án Vạn Thịnh Phát: Viện kiểm soát chính thức lên tiếng việc thiệt hại là đã có lợi cho bà Trương Mỹ Lan

report

VKS cho rằng cách tính thiệt hại vụ án 670.000 tỷ đồng là đã có lợi cho bà Trương Mỹ Lan và thực tế bị cáo không đưa tài sản cho SCB mượn để tái cơ cấu.

Ngày 1/4, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm về các sai phạm tại SCB tiếp tục với phần đại diện VKS đối đáp lại 8 nhóm vấn đề mà các bị cáo và luật sư đưa ra khi bào chữa.

Thiệt hại của vụ án được tính thế nào

Đại diện VKS bác bỏ quan điểm của các luật sư cho rằng phải trưng cầu kết quả định giá của cơ quan định giá trong tố tụng hình sự để xác định thiệt hại vụ án mới đảm bảo tính khách quan, chính xác.

Theo VKS, cơ quan tố tụng không căn cứ vào kết quả định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân, mà căn cứ vào phương pháp điều tra khác, phù hợp với số liệu của SCB, các cơ quan kiểm toán độc lập, lời khai các bị cáo và nhiều chứng cứ trong hồ sơ. “Căn cứ để xác định hậu quả vụ án không có nghĩa cứ phải trưng cầu cơ quan định giá trong tố tụng, mà cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp điều tra thu thập chứng cứ khác. Việc xác định hậu quả không phải là căn cứ bắt buộc để xử lý trong vụ án hình sự”, VKS nêu quan điểm.

Hành vi phạm tội của bà Lan diễn ra trong thời gian dài, sử dụng SCB như một công cụ tài chính để huy động tiền cho hoạt động kinh doanh và mục đích cá nhân. Bất cứ khi nào cần tiền, bà Lan chỉ đạo nhóm nhân viên thân tín và cán bộ chủ chốt của SCB lập hồ sơ khống, giải ngân… Do đó, số tiền thiệt hại của vụ án phải được xác định là dư nợ.

28 “Mầm non tương lai” bất ngờ bị phục kích khi đang tụ tập

Việc bị cáo đưa tài sản vào thế chấp cho các khoản vay chỉ là phương thức, thủ đoạn nhằm rút tiền. Thực chất, các tài sản đảm bảo này bị cáo rút ra bất cứ khi nào, không đủ pháp lý, không đăng ký giao dịch bảo đảm… Nếu vụ án không bị phát hiện thì hành vi của bị cáo còn tiếp diễn. Hiện, SCB quản lý một số tài sản có khả năng khắc phục hậu quả. Vì vậy, theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, các tài sản này sẽ được dùng để loại trừ một phần trách nhiệm hậu quả.

“Nếu VKS áp dụng mức thiệt hại của vụ án là hơn 670.0000 tỷ thì mức hình phạt đề nghị đối với các bị cáo sẽ khác. Còn HĐXX có chấp nhận quan điểm của VKS hay không, hay xác định thiệt hại là 670.000 tỷ đồng làm căn cứ xác định mức hình phạt thì do tòa quyết định”, đại diện VKS nói.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Hôm nay 1-4, viện kiểm sát sẽ đối đáp ý kiến luật sư - Tuổi Trẻ Online

Đối với đề nghị của luật sư cần lấy dư nợ từng khoản vay trừ tài sản đảm bảo sau khi được xử lý làm căn cứ xác định thiệt hại, VKS cho rằng, phương pháp này chỉ áp dụng đối với các quan hệ tín dụng thông thường khi phát sinh tranh chấp. Trong vụ án này, bản chất của các hợp động tín dụng là nhằm chiếm đoạt tiền của SCB, nên không chấp nhận quan điểm của luật sư về căn cứ xác định thiệt hại trên.

VKS cũng bác bỏ quan điểm không nên tính lãi đối với các khoản thiệt hại cho bị cáo, bởi nếu các hoạt động của ngân hàng diễn ra theo quy trình thông thường thì ngân hàng phải trả một khoản tiền lãi cho người gửi ngân hàng. Trong vụ án này, bà Lan đã chiếm đoạt tiền của người gửi tại ngân hàng thông qua các bị cáo chủ chốt, SCB trở thành người gánh chịu hậu quả do các bị cáo gây ra, nên phải chịu trách nhiệm về cả hình sự và dân sự; với cả tiền gốc và lãi.

Vì sao một hành vi lại bị truy tố về 2 tội?

Quá trình bào chữa, một số luật sư cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo Lan và đồng phạm là cùng một phương thức, thủ đoạn, xuyên suốt trong thời gian dài. Việc chia và xử lý các bị cáo về hai tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Tham ô là gây bất lợi cho thân chủ.

VKS đồng ý với quan điểm hành vi của bị cáo Lan và đồng phạm có phương thức và thủ đoạn tương tự, song bà Lan ngay từ đầu đã có mục đích chiếm đoạt tài sản. Thời điểm trước ngày 1/1/2018 Bộ luật Hình sự chưa quy định về hành vi Tham ô đối với tài sản thuộc thuộc nhóm ngoài Nhà nước, nên hành vi của bà Lan và đồng phạm từ ngày 1/1/2012 đến 1/1/2018 thỏa mãn các dấu hiệu về tội Vi phạm hoạt động ngân hàng. Sau ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự đã quy định về tội Tham ô đối với tài sản thuộc sở hữu tư nhân và đã có văn bản hướng dẫn áp dụng quy định này, nên hành vi của các bị cáo là Tham ô tài sản.

Chính thức công bố mức án của 23 bị cáo tại phiên phúc thẩm đại án “chuyến bay giải cứu”

Về việc luật sư cho rằng nhóm bị cáo là đồng phạm với bà Lan nhưng bị truy tố về hai tội danh khác nhau, VKS tiếp tục khẳng định cáo trạng truy tố đúng, căn cứ trên các yếu tố cấu thành tội. Cụ thể, từ 2012 đến 2022, bà Lan và đồng phạm với nhiều cương vị khác nhau thực hiện chuỗi hành vi phạm tội có tổ chức, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Cơ quan tố tụng đã phân hóa ra các vai trò, tính chất của từng bị cáo để xác định tội danh là đúng theo quy định pháp luật.

Đối với những bị cáo trực tiếp nhận chỉ đạo của bà Lan thì bị truy tố về tội Tham ô tài sản. Một số bị cáo khác chỉ là người làm công ăn lương, làm việc theo chỉ đạo, biết sai nên xin nghỉ việc – thể hiện ý thức của họ không nhằm chiếm đoạt tài sản để gây hậu quả. Thực tế, họ có thực hiện hành vi sai phạm nên cơ quan tố tụng xử lý về tội Vi phạm hoạt động ngân hàng là có căn cứ.

Trước đó, hôm 19/3, VKS xác định bà Lan là người chủ mưu cầm đầu, phạm tội trong thời gian dài với thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của SCB, nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản; Đưa hối lộ.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Hôm nay 1-4, viện kiểm sát sẽ đối đáp ý kiến luật sư - Tuổi Trẻ Online

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) đã sử dụng SCB như công cụ tài chính, đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng – chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

Ba đồng phạm của bà Lan là bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc; Đinh Văn Thành (bỏ trốn) và Bùi Anh Dũng đều là cựu chủ tịch HĐQT SCB bị đề nghị mức án từ chung thân về các tội Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 20 năm tù giam về loạt tội danh.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...