Chuyên mục
Tiếng nhạc vui nhộn, nhân vật thân thiện. Nhưng trái với những điều đó thì gần đây, thương hiệu kem từ “người anh em” lại đầy tiếng hét thay cho tiếng nhạc vui nhộn. Phản ứng gay gắt từ nhà đầu tư kèm nhiều bình luận gay gắt từ cư dân mạng như “Ngu với tham thì chết chứ bệnh tật gì ?”. Vậy Mixue có đang vì người dùng Việt nên sẵn sàng chịu thiệt ?
Không chỉ là kỷ niệm 5 năm của người “đồng chí” Mixue
Theo luồng thông tin cho biết, ngoài sự kiện 5 năm có mặt tại nước nhà, Mixue chính thức thuộc nhà nước Trung Quốc, khác với tông màu chủ đạo đỏ, trắng vốn có, thì cửa hàng thay màu chủ đạo là xanh lá cây, đây là sự đánh dấu khi liên kết với tập đoàn bưu chính Trung Quốc, một số cư dân mạng cho rằng Mixue chính thức vào biên chế và được bảo trợ bởi nhà nước Trung Quốc hay còn được gọi thân thuộc là “đồng chí” Mixue.
Dù không được quảng cáo rầm rộ như các thương hiệu khác, nhưng Mixue đã có hàng chục ngàn các cửa hàng lớn nhỏ trên khắp Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á. Nếu hỏi lý do vì sao Mixue được nhiều người ưa chuộng thì chắc chắn câu trả lời sẽ là “giá rẻ”. Ngay thời điểm xuất hiện, giá các sản phẩm Mixue tung ra thị trường chỉ bằng ⅔ đối thủ. Vì vậy ra mắt chưa bao lâu, Mixue đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong và ngoài nước.
Đọc thêm: Lật mặt con người thật của nam “thanh niên đi Porsche”
Từ một cửa hàng nhỏ đến hình thành để chế hơn 45.000 chi nhánh trên toàn thế giới và lọt top 5 chuỗi thương hiệu ăn uống có số lượng cửa hàng lớn nhất thế giới, được nhắc đến như một thương hiệu trà sữa lớn nhất Trung Quốc với độ nhận điện vô cùng cao. Được biết trước đây, Mixue chỉ là một cửa hàng bán đá bào lạnh (bingsu) ở huyện Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam được ông Zhang Hongchao mở vào năm 1997.
Mixue dùng tiền Việt cạnh tranh thương hiệu Việt, chiếm lĩnh thị trường rồi tăng giá bán
Trước Mixue không có “đồng chí” nào, sau Mixue trà sữa Việt đồng loạt giảm giá ? Nhắc đến Mixue là nhắc đến “giá rẻ”, tại Việt Nam, các thương hiệu khác có giá cao gấp đôi tầm 50-60k/1 cốc trà sữa thì các loại đồ uống tại Mixue có giá chỉ từ 20-25k hay thậm chí chỉ cần trả 10k cho một que kem ốc quế. Có thể nói mức giá mà Mixue đưa ra khác biệt, hấp dẫn và hầu như không hề có đối thủ cạnh tranh.
Biến cố tại Mixue vẫn còn đang rất nóng sau khi các chủ cửa hàng bất ngờ nhận được thông báo về việc giảm 25% giá bán các sản phẩm nhưng chỉ giảm giá nhập nguyên liệu đầu vào khoảng 8-10%.
Rẻ, thế Mixue ghi lãi từ đâu?
Một trong những điều kiện để được mở cửa hàng nhượng quyền Mixue, là chi phí trang trí cửa hàng. Mixue yêu cầu đồng nhất hình ảnh, do vậy dù bên chủ cửa hàng nhượng quyền phải chi trả chi phí thiết kế, trang trí, nhưng phải do bên Mixue thực hiện lên phương án và thi công “để thống nhất hỉnh ảnh của hệ thống” – đây là một nguồn lợi không hề nhỏ khi liên kết với các đơn vị thiết kế. Một tính toán sơ bộ cho thấy, chi phí để setup một cửa hàng loại nhỏ cũng tầm 200 triệu đồng trở lên, và chi phí này gia tăng theo diện tích cửa hàng.
Bên cạnh đó, toàn bộ máy móc dụng cụ, từ khâu sản xuất đóng gói… đều phải do bên Mixue cung cấp. Nguyên vật liệu phải mua của Mixue. Tạm tính theo chia sẻ của một chủ cửa hàng, toàn bộ máy móc, thiết bị đóng gói cho 1 cửa hàng lên tới trên 300 triệu đồng.
Chị D. chủ một cửa hàng chia sẻ “chiếc thìa xúc trân châu giá đến 2.000 đồng” – mức giá nguyên vật liệu, dụng cụ đều đắt hơn mặt bằng chung rất nhiều. Đây cũng là lý do khiến các cửa hàng nhượng quyền Mixue khó có thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn.
Nhưng sức hút từ “Rẻ” rất lớn, Mixue phát triển chuỗi cửa hàng nhượng quyền nhanh chóng, cùng với đó doanh thu các năm 2020, 2021 của Mixue đều tăng mạnh, đặc biệt lợi nhuận năm 2021 tăng theo cấp số nhân, gần gấp 3 lần năm 2020.
Chưa hết, tính từ thời điểm có mặt tại Việt Nam đến nay, giá thành các sản phẩm dường như không thay đổi nhiều. Với mức giá này, ai cũng có thể thưởng thức kem và trà sữa Mixue mà không phải bận tâm về tiền nong, đặc biệt là những người trẻ.
Qua đó ta có thể thấy, Mixue đẩy mạnh thương hiệu nhưng lại ép các chủ nhượng quyền. Có chăng thương hiệu này đang muốn chiếm lĩnh các thị trường, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Một bình luận chia sẻ: “ Lấy tiền người Việt cạnh tranh đối thủ bằng giá, sau đó chiếm trọn thị trường rồi tăng giá sản phẩm và nguyên liệu.” Nếu vậy thì có chăng quá thiệt cho các chủ cửa hàng khi thương hiệu vẫn có lợi nhuận đều thì các chủ cửa hàng nhượng quyền lại thiệt thòi.