Tranh cãi việc 2 bạn Gen Z bị cho là phá hoại công ty sau khi nghỉ việc hay đây chỉ là chiêu trò PR bẩn ? 

report

Cộng đồng mạng đang truyền tay nhau về 2 bạn nhân viên có thái độ “lồi lõm” sau khi nghỉ việc tại công ty H., nhưng ở đây bài viết lại nhắc đến “Gen Z”, có phải bạn đã quá khắc khe khi đánh đồng cả một thế hệ không ?…. 

Sự việc về hai nữ “nhân viên Gen Z tại TP.HCM vì bức xúc với quy trình chấm dứt hợp đồng lao động đã lên kế hoạch “trả đũa”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty hiện đang gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Công ty này đã cảnh báo các công ty khác không nên tuyển dụng hoặc cần giải quyết nhanh chóng nếu đã sử dụng hai nhân viên này để tránh rủi ro không đáng có. Đồng thời, công ty cũng khuyến nghị mọi người tăng cảnh giác với những nhân viên có lối sống thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức, và thiếu trách nhiệm như hai nhân viên này.

Bài viết được đăng lên mạng xã hội cụ thể như sau: 

Bài viết này đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Trong phần bình luận, cộng đồng mạng đã bày tỏ sự bức xúc với cách xử lý của hai bạn nhân viên. Họ cho rằng, nếu U. và N. vẫn đang theo học, nhãn hàng nên thông báo cho trường để trường có thể đánh giá cả hai nữ sinh.

Bên cạnh đó, không ít người cũng cho rằng cách công ty H. đã xử lý chưa đạt yêu cầu.

Hiện tại, một bạn nhân viên đã có phản hồi ngay trên trang cá nhân như sau:

Thật ra các bạn ấy sai hoàn toàn 100% khi phá hoại tài sản công ty, nhưng bài viết của công ty H. trên nghe có vẻ phản diện và chỉ thiên về một hướng, theo mình là vậy. 

Dưới góc nhìn đa chiều thì mình lại muốn nói theo cách đa chiều, mang tính chất góp ý: 

Thứ nhất, trang truyền thông mạng xã hội của công ty mà lại đem đăng thông tin khá là tiêu cực, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm mà các bạn muốn nhắm đến, chưa kể lời lẽ của câu chuyện mang khuynh hướng tiêu cực, không phù hợp với nội dung thương hiệu đang tạo dựng, lời lẽ gây khó chịu cho người đọc, đặc biệt nếu đối tượng các bạn muốn nhắm đến là Gen Z. Việc nói với chất giọng mang tính chỉ trích và phê phán một cách nặng nề, đồng thời lộ ra danh tính cũng như trường học của các  bạn, như vậy là sai và gây ra một phản ứng khá là tiêu cực. 

Làm quan hệ công chúng mà để một bài viết như vậy trên mạng xã hội chính thức của công ty là không ổn. Có thể nhiều người sẽ đồng tình với công ty nhưng chắc chắn không ít người sẽ nhíu mày tự hỏi: 

“ Sao ngôn từ bài viết thiếu khách quan vậy? Công ty này có tư tưởng ăn miếng trả miếng hả, là tuyệt đường sống của nhân viên hả? Công ty lớn nhưng động tí là bóc phốt sao? Câu chuyện này có liên quan gì đến khán giả mà phải bưng lên mạng xã hội?” 

Thứ 2, bài viết thể hiện lỗ hổng của công ty này về khâu quản lý quy trình, việc quản lý, về tuyển dụng và quản lý nhân viên, với những nhân viên thiếu trách nhiệm như vậy thì việc giao mọi quyền hạn quản trị và xử lý về page có chăng là quá lỏng lẻo. 

Một công ty không quản lý được hệ thống thông tin, không có cách quản lý chặt chẽ các tài khoản thì nhìn chung cũng bị đặt dấu hỏi ngược lại. Dù có giải thích lý do như “nhân viên tranh thủ lúc nửa đêm…” hay gì đi chăng nữa, người ta vẫn thấy công ty yếu trong vấn đề bảo mật. Đây mà là một công ty với nhiều thông tin mật của khách hàng mà để như vậy, chắc chắn khách hàng họ tế công ty bạn lên đầu tiên.

Từ một tình huống khá là bình thường nhưng lại bị đẩy lên khá là xa thì mình thấy công ty đang thể hiện rõ cho mọi người thấy là khả năng xử lý của công ty trong tình huống này nó tệ như thế nào. 

Nói như vậy không có nghĩa mình đồng ý với 2 em gái trẻ này. Bài học cho 2 bạn nhân viên mới ra trường chắc sẽ nhớ tới già, giờ vừa khó xin việc vừa có nguy cơ phải bồi thường. Vụ việc như vậy còn kéo dài dài. Tuy nhiên, công ty rõ ràng nên tìm kiếm những cách xử lý khôn khéo hơn. 

Nếu đúng về pháp lý, công ty hoàn toàn có thể đưa vụ việc ra pháp luật. Hợp đồng có quy định rõ ràng không?

Nếu vẫn muốn “bóc phốt” kiểu vậy, tốt nhất không nên bóc phốt công khai bằng tài khoản cá nhân công ty. Có thể để nhân sự chia sẻ trong các cộng đồng tuyển dụng, như việc họ có blacklist tuyển dụng. Nhưng nhìn chung cách này cũng vẫn thấy hơi “nhỏ mọn”.

Nhưng thực ra, trăm cái hại đổi lại một cái lợi: hơn 13.000 lượt share cũng là một miếng mỡ quá béo treo miệng mèo. 

Câu hỏi đặt ra là công ty này có quan tâm gì đến việc “đòi công lý” cho mình hay chỉ để PR? Có lẽ họ thừa biết ở Việt Nam mọi người sục sôi nhanh rồi cũng quên nhanh, họ mặc kệ. 

Đứng dưới góc độ của mình khi nhìn về thương hiệu, với cách xử lý như thế lại khiến mọi người đặt một câu hỏi là liệu thương hiệu này có biết mình đang làm gì hay không ? 

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...