Chuyên mục
Có bao giờ, bạn nghe được những lời động viên này nhưng vẫn cảm thấy rối ren trước áp lực vô hình, cùng những khó khăn chưa được giải quyết? Mặc dù những lời khuyên này khuyến khích chúng ta gạt đi những cảm xúc tiêu cực và duy trì thái độ tích cực.
Trên thực tế, sự tích cực không phải lúc nào cũng tốt. Việc cố gắng tỏ ra lạc quan khi cảm xúc bên trong không như vậy sẽ để lại nhiều hậu quả. Nó được gọi à sự tích cực độc hại (hoặc là toxic positivity).
Trong cuộc sống, sự tích cực độc hại được hiện diện qua:
Đó là sự tích cực độc hại chỉ việc quá tập trung theo đuổi những suy nghĩ tích cực và bỏ qua những cảm xúc khác. Nó khiến bạn che giấu cảm giác đau buồn, không muốn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Dẫn đến sự kìm nén và xem thường những cảm xúc cũng như trải nghiệm thật của bản thân.
Ai trong chúng ta cũng muốn mỗi ngày thức dậy sẽ sống tốt hơn ngày hôm qua, mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, lạc quan. Và cũng bởi thế mà người ta luôn theo đuổi lối sống tích cực. Nhưng chúng ta đâu biết đôi khi bản thân lại nhầm lẫn và trở nên tích cực thái quá dẫn đến sự tích cực độc hại với những biểu hiện dưới đây:
Thay vì chỉ nhấn mạnh tư duy tích cực, thì công nhận những cảm xúc thật của mình là một cách giải quyết vấn đề tốt hơn và hạn chế được sự tích cực độc hại.
Sự thành thật này giúp bạn nhìn nhận những gì đang xảy ra và có những cách để giải quyết chúng hiệu quả. Hãy tập trung chăm sóc và phát triển bản thân để tự tin đối mặt với nỗi sợ của mình.
Nhưng cũng đừng cảm thấy bất an nếu bạn trải qua nhiều hơn một cảm xúc tiêu cực. Bởi cảm xúc của con người không đơn giản, bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát nó.
Có rất nhiều cách để khiến người khác cảm thấy an lòng khi họ đang gặp phải những tình huống tiêu cực. Thay vì là những lời động viên “không tác dụng”, điển hình như “Ê, vui lên đi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi”. Nó dập tắt cảm xúc tự nhiên và từ chối giải quyết các vấn đề triệt để. Hãy nói “Cảm thấy buồn là chuyện bình thường. Nhưng mày có muốn thử làm chuyện gì khác không?”.
Hãy cho họ biết rằng, bạn sẵn sàng lắng nghe họ chia sẻ, nói với họ rằng cảm xúc của họ là thật, không việc gì phải xấu hổ khi mang những cảm xúc tồi tệ, và bạn sẽ sẵn sàng hỗ trợ những gì cần thiết.
Hãy để họ chấp nhận cảm xúc thật của mình và giúp họ tìm thấy hướng giải quyết, thay vì luôn bảo họ phải cố gắng phấn chấn và vui vẻ hơn.
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Jaime Long, sự tích cực lành mạnh đi đôi với sự công nhận những cảm xúc thật. Nó không đòi hỏi việc chỉ được giữ ở một góc nhìn nhất định, tức là hai cảm xúc trái ngược nhau vẫn có thể cùng tồn tại.
Chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy buồn bã vì mất công việc yêu thích nhưng cũng rất hi vọng có thể tìm một công việc mới tốt hơn.
Khi bạn không còn đánh đồng những cảm xúc tiêu cực (buồn rầu, thất vọng, đố kỵ,…) là có hại và phải được loại bỏ, bạn sẽ có lòng trắc ẩn với chính mình hơn.
Trong cuộc sống của chúng ta dĩ nhiên tích cực là một điều tốt nhưng không phải ai cũng biết như thế nào mới là tích cực thật sự. Đâu phải tích cực là chúng ta cứ gồng mình chịu đựng, lẩn tránh những cảm xúc thật thì có thể vượt qua, giải quyết mọi vấn đề.
Con người chúng ta từ khi sinh ra đã mang nhiều khung bậc cảm xúc và mỗi cảm xúc ấy đều có ý nghĩa riêng của nó, kể cả nỗi buồn hay là sự tức giận. Những cảm xúc được coi là dư thừa hay tiêu cực ấy hoàn toàn quan trọng trong việc hình thành những giá trị và trải nghiệm của con người.
Vì vậy, thay vì luôn mang trên mình một bộ mặt tích cực thì hãy sống thật với bản thân, cho mình cơ hội để bộc lộ những cảm xúc từ đó mang về những trải nghiệm, cái nhìn đúng đắn về sự việc. Ngoài ra, hãy tìm cho mình những người mà bạn tin tưởng nhất, kể cho họ nghe về những khó khăn của bạn rồi cùng nhau tìm cách giải quyết các vấn đề.
Cũng như đối với nỗi buồn của những người xung quanh, thay vì những câu nói sáo rỗng như: “Vui lên đi”, “Có gì đâu mà buồn” sao bạn không thử mở lòng mình hơn, thực sự lắng nghe câu chuyện của họ, cùng nhau chia sẻ. Hãy cho họ biết rằng những cảm xúc họ đang có là hoàn toàn bình thường và con người ta đều có quyền thể hiện chúng. Chính sự đồng cảm và thấu hiểu mà mang con người chúng ta lại gần với nhau hơn, cũng từ đó mở ra những mối quan hệ tốt đẹp đáng trân trọng.