Tâm thần phân liệt – cô độc tinh thần vì thiếu tình thân?

report

Chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ với những từ ngữ tâm lý nổi bật gần đây như “stress” hay “chữa lành”. Nhưng cách đó không xa, những khái niệm về tâm thần cũng dần trở nên phổ biến hơn khi sức khoẻ tinh thần của con người đang rất được quan tâm như một vấn đề mới của thời đại công nghệ. Trong guồng quay kinh tế ngày càng biến động, người ta bắt đầu sống vội vã và chịu nhiều áp lực hơn, kéo theo sự gia tăng của những căn bệnh như tâm thần phân liệt. Hãy cùng Thế hệ Gen tìm hiểu đôi chút về căn bệnh này ở phần nội dung dưới đây nhé!

Tâm thần phân liệt là gì? Hiện trạng ra sao?

Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Không giống một trạng thái tâm lý như lo âu hay một dạng rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt là một dạng bệnh tâm thần mãn tính mức độ nặng với đa dạng các triệu chứng lâm sàng. 

Để trả lời cho câu hỏi bệnh tâm thần phân liệt là gì, chúng ta cần hình dung một người bị chi phối tâm trí và hành vi vì họ trải qua sự biến dạng từ thực tế thành ảo giác, từ đó kéo theo những hệ luỵ ảnh hưởng đến đời sống như trầm tư, sợ hãi, xa lánh mọi người xung quanh, không phân biệt được đúng sai, vô cảm,… Không phân biệt giới tính hay vùng miền sinh sống, bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khoảng 1% dân số trên thế giới (khoảng 80 triệu người). 

Xã hội hiện đại lại cần phải quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần nói chung và nhóm bệnh về tinh thần nói riêng, đặc biệt với căn bệnh này khi phần lớn người bệnh tâm thần phân liệt đều không nhận thức được việc mình mắc bệnh.

Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là gì?

Triệu chứng và các giai đoạn phát triển bệnh

Ở nam giới, các triệu chứng tâm thần phân liệt thường được phát hiện sớm hơn vào độ tuổi vị thành niên và những năm 20 tuổi, trong khi ở nữ giới sẽ muộn hơn vào gần 30 tuổi. Dù độ tuổi phát triển các triệu chứng theo giới tính có khác nhau, song một căn bệnh mãn tính luôn tiềm tàng các triệu chứng có thể kéo dài suốt đời. 

Một số biểu hiện ban đầu của bệnh bao gồm những thay đổi về giấc ngủ, dễ kích động, thường xuyên cáu kỉnh, khó tập trung, giảm thành tích học tập và hiệu quả công việc, tự cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè. Theo thời gian, người bệnh còn bắt gặp sự xuất hiện của những ý nghĩ hay hình ảnh mơ hồ kỳ lạ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người bệnh, họ khó có thể nhận ra các dấu hiệu này và chỉ cảm thấy đơn giản là mình khác biệt với những người khác. Ở giai đoạn tiền triệu chứng này, chỉ dưới 40% người bệnh có xu hướng tiến triển đến tâm thần phân liệt hoàn toàn với những triệu chứng điển hình hơn:

  • Nhóm triệu chứng dương tính (những triệu chứng dễ nhận thấy vì chúng tác động tăng thêm vào suy nghĩ và hành động):
  • Ảo giác: những trải nghiệm không có thật của các giác quan được gây ra bởi tâm trí người bệnh, tức không một ai khác có thể cảm nhận được. Ảo giác có thể xảy ra ở bất kỳ giác quan nào khiến người bệnh cảm nhận chúng như thật, đặc biệt là ảo thanh (ảo giác ở thính giác) rất điển hình với tỉ lệ xuất hiện đến 70% số bệnh nhân. Ban đầu những ảo thanh sẽ nghe rất giống thật như cảm nhận được từ bên ngoài môi trường, về sau trở nên mơ hồ, xuất hiện từ bên trong cơ thể bệnh nhân. Họ thường nghe được những lời tiêu cực từ ảo giác và trở nên sợ hãi hoặc phát điên với biểu hiện bịt tai hay ngồi thu mình vào góc.
  • Hoang tưởng: có nhiều loại hoang tưởng có thể xảy ra như: tin vào những điều mà thực tế họ không thể làm được; không tin vào người khác một cách bất thường, bệnh nhân cho rằng những người xung quanh đang theo dõi hoặc làm hại họ; hoặc họ cảm thấy bị chi phối bởi những thế lực vô hình;…

Ảo giác và hoang tưởng là hai triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh tâm thần phân liệt
Ảo giác và hoang tưởng là hai triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh tâm thần phân liệt

  • Nhóm triệu chứng âm tính (những triệu chứng khó nhận thấy vì chúng gây giảm hoặc thiếu hụt trong suy nghĩ và hành động):
  • Giảm khả năng giao tiếp.
  • Khó khăn trong việc cảm nhận cảm xúc, không thể hiện biểu cảm.
  • Mất ý chí, động lực trong cuộc sống.
  • Tránh tương tác, cách ly với xã hội.
  • Nhóm triệu chứng nhận thức (những triệu chứng liên quan đến chức năng nhận thức hoặc tâm thần):
  • Hay quên.
  • Khó tập trung.
  • Vô tổ chức trong hành động và lời nói.
  • Gặp vấn đề tiếp nhận thông tin, học tập và sử dụng kiến thức.
  • Không nhận thức được hoặc chối bỏ bản thân họ là bệnh nhân.

Không phải tất cả bệnh nhân tâm thần phân liệt đều mắc tất cả các triệu chứng trên, và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng cũng khác nhau ở từng cá nhân, phụ thuộc vào sức khoẻ tinh thần, các chất và thuốc họ sử dụng.

Nguyên nhân và điều trị

Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh tâm thần phân liệt, dù vây, bệnh này được cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau gây nên:

  • Yếu tố sinh học: thông qua các xét nghiệm và ảnh chụp trên những bệnh nhân, người ta đã tìm ra được những bất thường trong một số cấu trúc não nhất định. Ngoài ra, dopamine cũng được cho rằng có tính xúc tác gây nên bệnh tâm thần phân liệt.
  • Yếu tố di truyền: tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 12 lần ở những đứa con có tiền sử người thân mắc bệnh.
  • Yếu tố môi trường: những lo âu, áp lực, tiêu cực từ công việc, gia đình, môi trường xung quanh cũng góp phần gây tổn thương tinh thần, thúc đẩy bệnh hình thành.
  • Những yếu tố khác: sử dụng thuốc làm thay đổi tâm trí, tiếp xúc với độc tố, virus, trẻ bị suy dinh dưỡng trước và sau khi sinh,..

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như lo lắng khủng hoảng kéo dài, mất khả năng học tập và lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, gây thương tích lên bản thân và người khác, thậm chí tự tử.

 

Điều trị tâm thần phân liệt cần sự chung tay giúp sức của gia đình và xã hội
Điều trị tâm thần phân liệt cần sự chung tay giúp sức của gia đình và xã hội

Vậy tâm thần phân liệt có chữa được không? Cũng như nguyên nhân thực sự của bệnh tâm thần phân liệt, cách điều trị đặc hiệu vẫn đang được nghiên cứu. Hiện tại các phương pháp điều trị triệu chứng chỉ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh thông qua việc dùng thuốc chống loạn thần và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân. Việc điều trị sẽ cần rất nhiều thời gian và cố gắng của bệnh nhân để dần dần giảm thiểu tần suất các triệu chứng và phục hồi các chức năng bị căn bệnh lấy mất.

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tiến triển trong âm ỉ và đáng sợ trong cô độc. Sự hỗ trợ quan tâm từ gia đình và xã hội là vô cùng quan trọng đối với người bệnh, đặc biệt trong vấn đề công ăn việc làm, giảm căng thẳng nghề nghiệp, giúp tạo được cảm giác đồng cảm, hòa nhập, tuân thủ phác đồ, từ đó quá trình điều trị mới được hiệu quả, mang lại chất lượng sống cho bệnh nhân và trả lại những con người đầy lý tưởng tốt đẹp cho xã hội. Tìm đọc thêm các thông tin hữu ích và thú vị tại trang web thehegen ngay hôm nay!

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...