Chuyên mục
11:59 nộp bài, nhưng vẫn gõ phím lia lịa lúc 11:55? Chào mừng bạn đến với hội “nước tới chân mới nhảy”. Thay vì có chiến lược nhất định để hoàn thành công việc, thì chúng ta đôi khi lại chọn trì hoãn chúng. Nhiều lúc chỉ đơn giản là bạn rơi vào bẫy tâm lý và sử dụng sai các khoảng thời gian, dẫn đến không ít lần đầu bù tóc rối khi bị deadline dí mà chưa làm được gì.
Và có lẽ một trong những nguyên nhân khiến chúng ta chưa được thành công là do sự lười nhác và tính hay trì hoãn. Cứ hay có thói quen “mai làm cũng được mà, mai mình sẽ dậy sớm hơn để làm…. hoặc “chưa gì hết đã lo”, “từ từ, chờ thêm chút nữa làm”.
Đúng vậy, không riêng gì giới trẻ, hầu hết tất cả mọi người chúng ta đều như thế. Nhưng có mấy ai duy trì được sự kiên trì ấy. Bằng tuổi tôi, họ đã nuôi bản thân và gia đình của họ, họ vui vẻ và tự chủ được cuộc sống của chính mình… Còn tôi, giờ này còn lo lắng, hoảng sợ. Cứ mỗi lần thất bại, tôi hay chính các bạn lại thốt lên một câu “Giá như mình làm điều ấy sớm hơn, Giá Như”….
Lý do hình thành tâm lý “nước đến chân mới nhảy” có thể xuất phát từ việc bạn sợ hãi sự thay đổi và muốn ở yên trong khu vực khiến bản thân cảm thấy an toàn và thoải mái nhất. Đó là kết quả nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Robert Yerkes và John Dillingham Dodson vào năm 1908, hay còn được gọi là định luật Yerkes-Dodson.
Về cơ bản, con người đều thích trạng thái an toàn – làm những công việc quen thuộc, không tốn sức lực và không có tính thử thách. Vì tại đấy, chúng ta sẽ không phải chịu áp lực từ những việc đòi hỏi sự thay đổi hay bứt phá, và cũng không phải đối mặt với nỗi sợ khi bị người khác đánh giá.
Và deadline là một khu vực ngoài vùng an toàn với nhiều thách thức và rủi ro. Vậy nên, chúng ta có xu hướng trì hoãn deadline như một phương pháp tự bảo vệ bản thân. Bởi khi thất bại, ta dễ dàng đổ lỗi cho việc không đủ thời gian chứ không phải soi rọi vấn đề về năng lực của chính mình.
Khi có thêm thời gian để hoàn thành điều gì đó, chúng ta có xu hướng tận dụng bằng hết dù không thực sự cần và cũng không giúp cải thiện hiệu suất công việc.
Với một ví dụ, nếu một người có cả ngày để viết và gửi thư cho ai đó, họ sẽ mất rất nhiều giờ để hoàn thành. Trong khi đó, một doanh nhân bận rộn chỉ cần ba phút là xong.
Khi được giao một công việc nào đó, bạn sẽ thường tự hỏi “Mình sẽ có bao nhiêu thời gian để hoàn thành?” thay vì đúng ra là “Mình cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành?”. Suy nghĩ này sẽ khiến bạn vô thức điều chỉnh khối lượng công việc sao cho vừa với thời hạn đề ra, dẫn đến tình trạng chậm trễ công việc mà đáng lẽ có thể hoàn thành sớm hơn.
Thêm vào đó, khi thời hạn của công việc càng dài, bạn sẽ càng nghĩ rằng nó khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức hơn thực tế. Vì lẽ đó, bạn sẽ càng muốn trì hoãn tới cùng.
Luôn đảm bảo “phút chót” là thời điểm hoàn thành công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
Và khái niệm “phút chót” là thời gian được sử dụng linh hoạt cho nhiều trường hợp. Khác với cách hiểu là giây phút cuối cận kề hạn deadline, “phút chót” hợp lý khi nói về trì hoãn – thời điểm bạn sẵn sàng hoàn thành công việc với tâm thế thoải mái, tự tin.
Đối với kế hoạch trì hoãn nhằm đáp ứng hiệu quả công việc, “phút chót” là khoảng thời gian sau cùng bạn dành để hoàn thiện sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và tuyệt nhiên không đánh đổi chất lượng của thành phẩm.
Đó là giai đoạn cuối cùng có nằm trong tính toán, ngược lại với việc bạn chợt bừng tỉnh nhận ra bản thân đã bỏ lỡ công việc quá lâu, rồi vội vàng lao vào giải quyết mà không kịp nhìn qua hoặc chỉnh sửa lấy một lần. Đừng đánh giá thấp khoảng thời gian bạn cần để hoàn thành công việc, và đừng đánh giá cao tốc độ hoàn thành công việc của bạn.
Vấn đề trì hoãn nói cho cùng thì cũng do chính chúng ta, do ý thức và lối mòn của suy nghĩ mà thôi. Đã trì hoàn thì sau thất bại phải tự gánh chịu.
Đã có thời gian và chúng ta sẽ kiên trì với nó, rồi một ngày ta sẽ biết hạnh phúc đâu chỉ riêng ai. Đã thiệt thòi hay lãng phí thứ gì đấy – Thì khi họ đi chúng ta phải chạy.