Một thế hệ của những đứa trẻ tổn thương…

report

Từ khi sinh ra, chúng ta sẽ được thừa hưởng nhiều thứ từ đấng sinh thành của mình: từ đặc điểm ngoại hình, đến gen di truyền. Thế nhưng, bạn có biết rằng ngay cả những nỗi đau và sang chấn tinh thần từ thế hệ trước cũng có thể di truyền cho lớp trẻ sau này?

Trong tâm lý học, “nỗi đau thế hệ” hay còn gọi là “sang chấn tâm lý di truyền qua từng thế hệ” được định nghĩa giống như tên gọi vốn có của nó: đó là một hiện tượng tâm lý cho rằng những nỗi đau không phải chỉ được cảm nhận bởi riêng một cá nhân, mà nó có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,

Những sang chấn ấy có thể len lỏi qua từng thế hệ theo một cách thầm lặng, ẩn giấu dưới tầng tầng lớp lớp cảm xúc và hành vi được thế hệ trước che đậy kín đáo bằng vỏ bọc của riêng họ; được họ truyền tải lên đời sau một cách vô tình hay cố ý; những nỗi đau ấy dai dẳng và ẩn sâu trong suốt cuộc đời của những người lớn trong gia đình và theo họ suốt cả cuộc đời.  

Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã tìm ra rằng, bóng ma tâm lý lâu dài do chấn thương cảm xúc thời thơ ấu của người mẹ không chỉ hành hạ cảm xúc và suy nghĩ của họ, mà còn có thể truyền sang thế hệ sau – những đứa trẻ tổn thương mang sự thay đổi trong cách chúng chống lại stress. 

Nỗi đau liên thế hệ thường ảnh hưởng đến ai? 

Bất cứ gia đình nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nỗi đau liên thế hệ. Đó không chỉ là trải nghiệm với một số sự kiện chấn động như chiến tranh, thiên tai, thả.m s.át mà những gia đình có tình trạng bạo lực, bố mẹ ly tán hoặc tấn công tình dục, thế hệ con cái cũng phải chịu vết thương lòng tương tự. 

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình ly tán hoặc có bố/ mẹ có xu hướng bạo lực sẽ hiển nhiên có suy nghĩ rằng sau này hình mẫu gia đình của mình cũng theo hướng tương tự. Điều này có thể giải thích cho việc một số người khi chọn bạn đời sẽ quan sát xem bố mẹ chồng/vợ tương lai của mình ứng xử với nhau như thế nào bởi điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cách người bạn đời đối xử với mình. 

Dấu hiệu chung thường thấy của những người có hiện tượng tâm lý này là:

– Thiếu niềm tin vào cộng đồng, xã hội

– Thường xuyên đối mặt với lo âu, mất ngủ

– Luôn trong chế độ phòng vệ (fight or flight response)

– Tự ti về bản thân và gia đình

– Dễ có những suy nghĩ tiêu cực

– Dễ bị kích động tâm lý

Chấn thương tâm lý có thể di truyền ra sao?

Nếu những vết thương lòng từ thế hệ trước không được hàn gắn, thường chúng sẽ được ‘chuyển giao’ sang đời sau qua sự kết nối, giao tiếp giữa bố mẹ và con cái về bản thân và thế giới, về ý nghĩa của sự an toàn và nguy hiểm. Và nỗi đau cũng có thể được di truyền qua gen, hay nói đúng hơn là sự ‘bật – tắt các gen’.

Hãy nhìn vào những điều mà thế hệ trước có thể đã từng trải qua. Những vấn đề góp phần vào cách não bộ ta hình thành và phát triển, cũng như cách nó ảnh hưởng đến việc nối những sợi dây ràng buộc lên cảm xúc của chúng ta. 

Chấn thương tâm lý để lại dấu vết sinh học lên gen di truyền của một người, sau đó sẽ lại tiếp tục truyền lại cho thế hệ tiếp theo, dù dấu hiệu ấy không để lại tổn thương và khiến gen bị đột biến, nhưng nó vẫn hoà lẫn vào cấu trúc gen theo một cách nào đó.

Chấn thương tâm lý từ gia đình tan vỡ ảnh hưởng đến đứa trẻ như thế nào? 

Những nỗi đau quá khứ có thể khiến bố mẹ hình thành những cách nuôi dạy con cái không đáp ứng được nhu cầu của đứa trẻ. Hoặc có khi vì những biểu hiện không tốt xuất hiện quá nhiều ở cùng thời điểm hoặc thời đại của họ, khiến họ không nhận ra nó là một điều có ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí họ xem nó như một điều vốn có của cuộc sống. 

Những đứa trẻ từ các gia đình bất ổn thường sẽ lớn lên với 5 kiểu tính cách đặc trưng:

  • Responsible Child: Những đứa trẻ này thường có xu hướng tự chủ và trưởng thành hơn so với những bạn cùng trang lứa. Vì sợ sẽ phải trải qua cuộc sống khó khăn hoặc bản thân trở nên giống người thân của mình, nên những đứa trẻ này sẽ rất áp lực để có thể trở nên hoàn hảo trong mọi mặt của cuộc sống, từ đó giúp họ đạt được được tình yêu từ mọi người xung quanh.
  • The Trouble Maker: Lớn lên từ gia đình gặp “trục trặc”, nhiều đứa trẻ sẽ có xu hướng trở nên nổi loạn, thiếu tin tưởng với thế giới. Để che đậy phần cảm xúc nhạy cảm bên trong đồng thời thu hút sự chú ý từ bố mẹ, chúng sẽ trở nên hư hỏng, phá phách hoặc có xu hướng tự huỷ hoại bản thân mình. 
  • The Lost Child: Dễ nhận thấy nhất ở đứa trẻ có bố mẹ ly tán, chúng thường nhút nhát, tự cô lập mình với mọi thứ xung quanh. Đây là cách chúng trốn chạy với thế giới đáng sợ ngoài kia. Tính cách này phát triển khiến chúng trở nên khó khăn khi phát triển các kỹ năng xã hội đồng thời không tin tưởng vào giá trị bản thân mình.
  • The Mascot: Xu hướng này thường thấy ở một số đứa trẻ khi bất lực với không khí ngột ngạt của gia đình sẽ cố gắng mang lại niềm vui để xua tan mọi căng thẳng đó. Dù trên môi luôn nở nụ cười và được đánh giá là tuýp người đáng tin cậy, nhưng thường ẩn trong mình họ nhiều nỗi âu lo đau khổ và rất khó để đi kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài khi bản thân gặp vấn đề. 
  • The Caretaker: Tương tự với “Mascot”, đây là những đứa trẻ luôn hoà giải và làm trung gian cho các vấn đề của gia đình. Chúng sẽ chủ động khoan dung đồng thời nhận vai trò chăm sóc cho những người thân có xu hướng độc hại để cố giữ lấy sự yên ổn của gia đình. Tuýp người này khi lớn lên sẽ gặp khó khăn khi giải quyết những mong muốn của bản thân vì chỉ muốn bình yên và chấp nhận đáp ứng yêu cầu của người khác.

Vậy thì đâu là cách ta dừng “vòng tròn” nỗi đau này?

Thế hệ sau luôn có xu hướng học hỏi và nhìn nhận mọi khía cạnh cuộc sống từ các thế hệ trước. Một số người trưởng thành có cái nhìn tiêu cực về việc lập gia đình, khi họ chứng kiến hôn nhân của bố mẹ họ không trọn vẹn.

Điều này cho thấy, không cần là một nỗi đau quá lớn như chiến tranh hay diệt chủng, mà những bi kịch xảy ra trong gia đình, những nỗi đau thường gặp trong xã hội, đã có thể làm thay đổi nhận thức, niềm tin, lối sống của một hay nhiều thế hệ.

Để “ngăn chặn” con đường “di chuyển” của nỗi đau, cách quan trọng nhất là đối diện và đối thoại bằng tình yêu thương. Các thành viên trong gia đình nên mở lòng để trao đổi về những điều ‘khó nói ra’ như tình thương dành cho nhau, những câu chuyện quá khứ, những nỗi sợ thầm kín… để có thể thông cảm lẫn nhau và hàn gắn khoảng cách thế hệ.

Hoặc nếu không thể nói về nỗi đau một cách trực tiếp, thì ta có thể trải lòng qua nghệ thuật. Bằng cách viết, vẽ, hay thực hành nghệ thuật nói chung, bạn hoàn toàn có thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Và bạn cũng có thể thưởng thức nghệ thuật. Cho đến cuối cùng, thứ duy nhất và mạnh mẽ nhất có thể dùng để chiến thắng với những nỗi đau ấy có lẽ vẫn luôn là tình yêu. 

Và TS. Lê Nguyên Phương đã nói trong Have a sip rằng: “Cuộc đua duy nhất chính là thương yêu. Và thứ còn lại giữa chúng ta không phải cuộc ganh đua về kiến thức, về trải nghiệm, về quyền lực, thứ trọn vẹn nhất mà chúng ta có thể trao cho nhau – là quyền lực của tình yêu. Đấy mới là quyền lực trọn vẹn nhất.”

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...