Chuyên mục
Vùng an toàn là một trạng thái tâm lý mà ở trong đó bạn cảm thấy an toàn tuyệt đối, thoải mái và quen thuộc với môi trường hiện tại. Khi ở trong vùng an toàn, bạn có quyền kiểm soát mọi tình huống và duy trì được rủi ro ở mức thấp nhất.
Có rất nhiều bạn Gen Z sẽ rơi vào giai đoạn muốn tìm kiếm cho bản thân nhiều thử thách, trải nghiệm nhiều hơn chỉ sau khi gắn bó với công ty chỉ từ 2-3 năm vì những lý do “muốn bước ra khỏi comfort zone”. Đa phần, Gen Z thường nhảy việc để tìm kiếm mức lương cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn hoặc thay đổi chức danh công việc vì họ nhận thức được giá trị của mình và đang tận dụng lợi thế của thị trường việc làm đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng có lẽ, điều đó cũng gây cản trở không ít cho nhà tuyển phải đau đầu, dè chừng bởi thế hệ Gen Z trong việc lựa chọn tuyển dụng.
Mặt tích cực của xu hướng:
Lớn lên trong giai đoạn bùng nổ của mạng xã hội và các công nghệ mới, GenZ đang chứng tỏ mình là một thế hệ nhạy bén và dám sáng tạo. Không ít những người trẻ thành công sớm dám vượt khỏi ranh giới để có những thành công khiến nhiều người mơ ước.
Họ tìm kiếm và cho bản thân cơ hội để trải nghiệm và phát triển để tìm ra nơi thật sự “phù hợp” cho bản thân. Mình cho rằng, khi chưa đánh giá được khả năng của bản thân thì đổi việc liên tục như một cách trải nghiệm để ra tìm phương hướng.
Nhiều người trẻ (trong đó có mình) luôn đặt sự thoải mái của bản thân lên hàng đầu và sống hết mình với niềm tin đó. Vì vậy, chúng mình không ngại nghỉ việc để tìm cơ hội phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm, đãi ngộ hấp dẫn hơn. Bản thân mình coi mỗi lần nhảy việc là một trải nghiệm mới, học hỏi ở những môi trường khác nhau để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
Bản chất của con người là tìm kiếm cho mình sự phù hợp. Ai cũng muốn cho mình sự ổn định để có thể thăng tiến nhưng hãy suy nghĩ thật kĩ về việc bạn thật sự vẫn chưa phù hợp với vị trí đó, đó là khi bạn cảm thấy chán nản trong công việc, bạn không làm việc vì đam mê, yêu thích mà làm vì trách nhiệm vì mưu sinh. Nhảy việc ở đây có lẽ là điều cần thiết để tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho bản thân.
Đứng dưới góc độ của Gen Z, tôi hoàn toàn có thể đồng cảm được với quan điểm của họ. Giới trẻ bây giờ cái họ cần là một môi trường để phát triển, để rèn luyện, thực hành những thứ được học tại trường lớp chứ không chỉ là chỗ để học. Nhảy việc cũng chỉ là một cách để họ liên tục khuyến khích bản thân khám phá những sở thích, cho phép bản thân trải nghiệm với nhiều nền văn hóa và quan điểm đa dạng, từ đó giúp thúc đẩy tư duy cởi mở và sự đồng cảm.
Mỗi cú nhảy thành công giúp xây dựng sự tự tin khi Gen Z học cách vượt qua nỗi sợ hãi và đón nhận những thử thách mới. Bước vào những thử thách mới đòi hỏi Gen Z phải thích nghi, học hỏi và phát triển. Với mỗi lần nhảy thành công, họ có được trải nghiệm trực tiếp về khả năng xử lý và vượt trội trong các tình huống khác nhau. Điều này nuôi dưỡng cảm giác tự tin và giúp họ mở rộng “vùng thoải mái” của bạn thân khiến họ có thể dễ dàng handle nhiều thứ hơn những gì bạn có thể đang nghĩ và bạn không còn nghi ngờ khả năng của mình và đón nhận những thử thách mới với sự nhiệt tình.
Mối quan hệ chính là chìa khóa mở rộng cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Tin mình đi, việc bạn tạo cơ hội cho phép bản thân được mở rộng kết nối với những giỏi hơn sẽ là bước đệm cho bạn đi đến những cơ hội hợp tác tốt hơn. Đồng thời, giúp bạn tiếp xúc được với nhiều quan điểm đa dạng hơn, việc trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm với một mạng lưới đa dạng giúp nuôi dưỡng tư duy cởi mở và thúc đẩy tư duy phản biện.
Những hạn chế cần xem xét:
Nhưng mình cũng thành thật với các bạn rằng: “Cái gì quá cũng không tốt” nhảy việc liên tục cũng gây ra một số hệ lụy đáng tiếc cho đời sống của chúng ta:
Việc “cả thèm, chóng chán” có nguy cơ khiến bạn dễ dàng mất phương hướng và mục tiêu ban đầu và thậm chí gây ra kiệt sức, mệt mỏi. Mỗi công việc mới đều mang đến những thách thức, có những điều chỉnh riêng. Liên tục bắt đầu lại từ đầu trong một môi trường làm việc mới có thể đòi hỏi rất nhiều tinh thần và cảm xúc. Việc mà bạn phải thích nghi và luôn thay đổi để phù hợp có thể khiến bản thân cạn kiệt, dẫn đến căng thẳng gia tăng và khả năng bị kiệt sức. Tạo áp lực liên tục để chứng tỏ bản thân trong một vai trò mới có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự hài lòng trong công việc nói chung.
Nhiều bạn chỉ cần cảm thấy không hài lòng với một trong rất nhiều yếu tố công việc, sẵn sàng ra đi mà không cần quan tâm đến vẫn còn nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển trong tương lai.
Trung bình, thời gian làm việc tại một công ty của các bạn Gen Z chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm vì rất nhiều lý do tác động đến ý định nhảy việc như công việc không hấp dẫn, lương lại không tốt, ít phát triển bản thân, hết thứ để học, muốn bước ra khỏi comfort zone. Tất nhiên, việc đó đã khiến họ đã bỏ lỡ cơ hội, đánh đổi sự ổn định của công việc cũ mang đến cho bạn thân để tìm kiếm cái gọi là “thoát khỏi vùng an toàn” mà chưa chắc rằng bản thân đã thật sự phù hợp với cái mới.
Nhiều bạn trẻ “nhảy” việc quá nhiều, thậm chí một năm đôi ba lần khiến họ không xác định được khả năng của bản thân. Tâm lý “lười”, “đứng núi này trông núi khác”. Bạn phải thật sự hiểu bản thân ở đâu và làm được gì, bạn phải là người giỏi trong lĩnh vực đó thì mới có thể định hướng một cách chính xác cho bản thân. Mù quáng nhảy ra khỏi vùng an toàn, thử thách bản thân bằng một lĩnh vực xa lạ mà bạn không hoàn toàn giỏi một chút nào là một quyết-định-không-hề-lý-trí.
Hội chứng FOMO (hội chứng sợ bị bỏ lỡ) ngày càng xuất hiện rộng rãi ở những người trẻ, một áp lực vô hình đang áp đặt lên giới trẻ phải liên tục trở nên hoàn hảo hơn, khiến họ luôn ám ảnh về một nỗi sợ bị bỏ lại phía sau so với những người khác.
Đọc một tin báo trên mạng với hot search “NgườI A kiếm 50 triệu/ tháng khi mới 18 tuổi” hay “Chị B 20 tuổi đạt được vị trí lương ngàn đô ở công ty đa quốc gia”…. vô số bài báo đọc vào mà chỉ thấy peer pressure. Trước những hào nhoáng thường thấy của các phương tiện truyền thông, nỗi sợ này càng khiến họ thu mình và có sự so sánh bản thân với những người khác.
Cố gắng đạt được sự cân bằng bằng cách:
Mỗi quyết định nhảy việc sẽ có thể thay đổi cuộc sống của bạn, không thể vì đơn giản muốn “out of the box” trong công việc mà đưa ra những quyết định vội vàng. Nếu vùng hiện tại không thoải mái, hãy xem xét vấn đề là ở đâu, có thể điều chỉnh tốt hơn hay không. Nếu vùng hiện tại thoải mái, hãy tập trung vào nó trên cơ sở ban đầu, như vậy mới có thể thực sự đạt đỉnh cao thành công, thay vì cứ nhảy liên tục từ vùng này sang vùng khác. Đối với chúng ta, những vùng an toàn có thể là sự cân nhắc toàn diện, là lĩnh vực mà bản thân có thể làm tốt nhất. Đừng dại để bản thân rơi vào lối mòn khi không xác định được rõ cái mình giỏi và muốn gì vì khi bạn không có đủ bản lĩnh để nhảy vào một thử thách mà bản thân ở lĩnh vực xa lạ mà bạn không hoàn toàn giỏi một chút nào là một ý định sai lầm. Bản chất của con người là tìm kiếm sự thoải mái, thực sự không cần cố chấp theo số đông như vậy. Vậy nên, hãy tự đánh giá cẩn thận động cơ và ý định của bản thân đằng sau việc nhảy việc liên tục, đảm bảo phù hợp với các giá trị và nguyện vọng cá nhân.
Mình không hoàn toàn ủng hộ với xu hướng nhảy việc liên tục của giới trẻ ngày nay. Nhưng nếu bạn là một người coi trọng sự phát triển của bản thân, muốn luôn được trải nghiệm học hỏi để tìm ra định hướng phù hợp cho mình thì nhảy việc như là một cách thể bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Cho bản thân được phép thử sức.
Khuyến khích Gen Z chấp nhận thấy bại và xem những thất bại là bàn đạp để phát triển và học hỏi, giúp họ nắm lấy hành trình thay vì chỉ tập trung vào đích đến. Bằng cách biến những thất bại thành kinh nghiệm quý giá, chúng tôi trang bị cho Thế hệ Z tư duy và công cụ cần thiết để vượt qua những thách thức trong cuộc sống, nắm bắt cơ hội phát triển bản thân. Khuyến khích Gen Z chấp nhận thấy bại và xem những thất bại là bàn đạp để phát triển và học hỏi
Nhảy liên tục là xu hướng cho phép Gen Z khám phá những trải nghiệm mới và thử thách vùng an toàn của họ. Đặt ở mỗi vị trí khác nhau, ta có thể nhìn nhận một cách khách quan nhất. Bản thân mình cho rằng việc đó không hoàn toàn đúng nhưng cũng chẳng hoàn toàn sai. Quan trọng là cách bạn có thể đảm bảo rằng nhảy việc là một cách có ý thức, mục đích và tôn trọng doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn có thể được sống như cách mà bản thân mong muốn, có thể khám phá niềm đam mê của mình, mở rộng tầm nhìn và điều hướng những điều không chắc chắn trong cuộc sống bằng sự kiên cường và chân thực.