Chuyên mục
Tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con gái và con trai có nhiều thay đổi rõ rệt khiến các bậc cha mẹ đôi khi “đau đầu” vì những bất ngờ, đồng thời cũng tồn tại những nguy cơ tiềm tàng. Vì vậy, gia đình nên cập nhật những thông tin cần biết về tâm lý tuổi dậy thì ở bài viết sau để có những bước chuẩn bị tốt nhất.
Từ cổ chí kim, ông bà ta đánh dấu sự thành niên của lớp trẻ bằng câu tục ngữ “nữ thập tam, nam thập lục”, ý chỉ độ tuổi dậy thì ở nữ là 13 tuổi và nam là 16 tuổi. Tuy nhiên ngày nay, xã hội phát triển, việc trẻ em được chú trọng chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn so với các thế hệ trước dẫn đến việc độ tuổi dậy thì thường rút ngắn. Theo đó, tâm lý tuổi dậy thì ở các em có phần chưa thật sự sẵn sàng để “chín”. Đa số các em vẫn còn sự nông nổi trẻ con, thế nhưng lại hình thành tâm lý tự khẳng định sự trưởng thành của bản thân xen lẫn lo âu sợ hãi do thay đổi đột ngột về sinh lý, dẫn đến đôi khi xung đột với gia đình.
Ở các em gái, tâm sinh lý tuổi dậy thì đánh dấu sự thay đổi đầu tiên khi xuất hiện kinh nguyệt. Trong đa số trường hợp, các em sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng và hồi hộp. Song việc này cũng hình thành nên các thái cực đối lập nhau trong tâm lý, biểu hiện ở việc các em thường khép mình lại, xây dựng thế giới nội tâm riêng nhưng đồng thời lại có cảm giác bản thân bị cô lập. Một số điểm đặc trưng cụ thể khác về tâm lý tuổi dậy thì ở con gái được liệt kê như sau:
Ở các em trai, khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng thể chất (về chiều cao cũng như cơ bắp), các em bắt đầu có những thay đổi ý thức nội sinh. Đa số các biểu hiện sẽ giống với các bạn nữ về mặt tâm lý tuổi dậy thì, tuy nhiên ở từng môi trường sống khác nhau, các em sẽ hình thành nên những nét suy nghĩ khác nhau. Một số biểu hiện có thể kể đến như:
Nguyên nhân do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể kéo theo sự chuyển biến bất ngờ trong tâm sinh lý tuổi dậy thì, đa số các em đều khó thích nghi kịp thời. Vì vậy, các em dễ rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng sợ. Tình trạng này được gọi chung là khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì gây ra nhiều nguy cơ tiềm tàng đối với sự phát triển nhận thức và hành vi của các em. Cụ thể, một số em trước đây với tính cách hướng nội càng khép mình hơn với mọi người xung quanh, lâu dần dẫn đến trầm cảm. Một số em khác trở nên nóng tính thất thường, khó kiểm soát hành vi. Từ đó, các em dễ bị tác động và bị kẻ xấu lợi dụng.
Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu chính xác nhất của bệnh trầm cảm là gì?
Để kiểm soát tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì ở con em, gia đình và các bậc cha mẹ nên có những bước chuẩn bị sơ khai để nắm bắt tâm sinh lý tuổi dậy thì, can thiệp và tránh các trường hợp trầm trọng có thể xảy ra.
Thực tế, các chuyên gia tâm lý học đã chứng minh những cặp cha mẹ liên tục bận rộn, ít quan tâm con cái là chìa khóa dẫn đến trạng thái khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì do không nhận được sự lắng nghe và thấu hiểu từ gia đình. Mặt khác, nếu thường xuyên tiếp xúc với tiếp xúc với con, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nếu có sự thay đổi bất bình thường. Từ đó, bạn có thể can thiệp kịp lúc và cùng giải quyết với con theo hướng phù hợp nhất.
Đọc thêm bài viết: Góc khuất của những đứa trẻ có tuổi thơ không trọn vẹn
Cha mẹ có trách nhiệm là “kênh thông tin chuẩn xác” cho con cái, chủ động giáo dục, trang bị cho con những kiến thức về tâm sinh lý tuổi dậy thì. Việc này hạn chế trường hợp các con bị bối rối trước những thay đổi về mặt thể chất lẫn tinh thần dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.
Cha mẹ nên lắng nghe và cùng con tìm ra giải pháp thay vì chỉ trích trước những vấn đề của con trẻ. Thực tế, khi con chọn tâm sự với cha mẹ, các con đang muốn tìm một chỗ dựa tin cậy. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên đóng vai trò là một người tri kỷ đồng hành, cùng con phân tích tình huống để giúp con đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Chuyển biến tâm lý tuổi dậy thì hoàn toàn có thể dự đoán và kiểm soát được nếu các bậc phụ huynh trang bị đầy đủ kiến thức cho con cái lẫn bản thân mình. Cùng theo dõi các bài viết khác về chủ đề tâm lý tại Thehegen để ứng dụng vào nhiều vấn đề liên quan trong cuộc sống.