Đám tang quái dị ở Sài Gòn và những câu chuyện cần được bật mí

report

Tôi là một người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sài Gòn phồn hoa náo nhiệt này. Mặc dù hiện nay Sài Gòn ngày càng trở nên chật chội và khắc nghiệt thì đây vẫn là nơi dễ sống, vì thế mà mọi người vẫn cố bám trụ. Ở mảnh đất này có nhiều điều đưa người ta đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, điển hình là việc tổ chức tang lễ cho người đã khuất một cách rình rang, náo nhiệt. Khác với cảnh con cháu đua nhau đóng kịch khóc thương buồn đau, dựng cảnh chụp hình rôm rả nhố nhăng như trong truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, điều làm người ta không khỏi xốn xang trước sự ồn ào, hoạt náo của những đám ma vui hơn đám cưới ở Sài Gòn.

Theo tôi tìm hiểu, thông thường quá trình tổ chức đám tang sẽ thay đổi theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Việc tổ chức một đám tang ngắn nhất cũng 3 ngày, đám dài nhất là chẵn 5 ngày với đủ các màn từ điếu văn cho đến dàn nhạc, trống kèn của các đạo sĩ và cuối cùng là màn karaoke “độc nhất vô nhị” sáng đêm, ăn nhậu linh đình, mướn lô tô hát hò xuyên đêm trong đám ma.

“Chết” là một sự khởi đầu mới

Nếu như với nhiều người sống ở miền Bắc và miền Trung, nơi phổ biến quan niệm đã là đám tang thì phải buồn, có những tiếng đàn nhị thê lương thì trong quan niệm văn hóa tại một số địa phương ở miền Nam, người đã chết sẽ được giải thoát để đi đoàn tụ với ông bà. Trên đường đưa tiễn, thân nhân và bạn bè phải vui thì người chết mới yên tâm đi về thế giới phía bên kia, còn khóc lóc tiếc thương dai dẳng sẽ khiến người ta không nỡ đi. Bởi vậy, trong đám ma ở miền Nam, buổi sáng là thời gian thăm viếng, chia sẻ nỗi buồn, sự thành kính với người đã khuất và buổi tối thường tổ chức các chương trình ca nhạc, nhảy múa, ăn uống, có khi còn rình rang và nhộn nhịp hơn… đám cưới. Đây quả là điều khiến nhiều người phải tròn mắt, có người thì ngao ngán lắc đầu.

Ở miền Nam, đám tang nhà nào càng lên đèn rực rỡ, dàn nhạc càng to, đồ tang lễ càng hoành tráng tức là nhà đó càng giàu có. Ta có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh trong một tang lễ, người ta không chỉ vái lạy, đọc kinh hay thương tiếc mà còn ăn uống, nhậu nhẹt và đánh bài. Thậm chí, đó còn là dịp để các thành viên trong nhà tranh nhau gia tài của người đã khuất. Đã có lần tôi không thể đỡ nổi khi chứng kiến trường hợp người bố vừa nằm xuống chưa được bao lâu thì các cậu con trai đã nhảy vào phòng và lục tung mọi thứ lên để kiếm tiền và vàng bạc của người bố. 

Quan điểm trái chiều của một số người về đám tang ở Sài Gòn

Bên cạnh một số ý kiến đồng cảm thì có những ý kiến không đồng tình về tổ chức đám tang ở Sài Gòn. Họ cho rằng việc đám tang tổ chức như đám cưới, mọi người cười nói vui vẻ và không có chút buồn bả nào cả. Có nhiều nơi họ ăn uống linh đình, mở nhạc, hát karaoke tới tận sáng, không chỉ là chủ đề về người đã khuất và còn đủ thể loại từ tình cảm cha mẹ đến tình yêu đôi lúc mà không hề cảm thấy ngại ngùng chút nào. Chẳng những thế có một số gia đình còn bê cả gánh hát lô tô vào trong đám ma, nhiều người cảm thấy việc làm này thể hiện sự bất kính đối với người đã khuất. Họ nghĩ rằng như thể đang “nhét chữ vào mồm” người đã khuất, chả có trang nghiêm gì cả. Cá nhân tôi lại nghĩ vấn đề này khá là bình thường vì bản thân mình đã chứng kiến nhiều đám tang như vậy ở đất Sài Gòn này nên không còn lạ lẫm gì. Người mất thì cũng đã mất rồi, cứ ngồi đó khóc thì cũng không giải quyết được vấn đề gì, chỉ làm họ không an lòng mà ra đi. Ông bà ta vẫn thường nói không nên nhắc lại những chuyện đau lòng, ảm đạm thì người mất mới ra đi thanh thản. Tôi chỉ không biết người nằm trong quan tài họ có cảm nhận như thế nào nhỉ? Điều đó vẫn là điều tôi thắc mắc từ bấy lâu nay.

Mỗi lần trong khu phố có đám tang, tôi biết chắc hẳn sẽ có nhiều nhà hàng xóm chỉ biết khóc thầm, 12 giờ đêm còn chưa ngủ được vì tiếng nhạc ồn ào thì 3-4 giờ sáng đã bị kèn tây trống náo nhiệt dựng dậy.

Có người đi làm mệt cả ngày, tối về vẫn không được nghỉ ngơi; bức quá, phải qua nhà bạn bè, khách sạn ngủ tạm. Người ở lại thì sáng ra đi làm, đi học, chỉ biết lắc đầu mệt mỏi, ngao ngán hỏi nhau một câu “không biết bao giờ đưa tang”. Hàng xóm láng giềng với nhau nên dù khó chịu đến đâu, chúng tôi cũng không ai nỡ và dám góp ý với gia chủ giữa lúc tang thương thế này. Nên những đám ma “lai” đám cưới lại cứ tiếp nối nhau, diễn ra trong khu phố như một điều quen thuộc.

Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình ở đời, ai rồi cũng phải bước đến thời điểm nhắm mắt xuôi tay. Chuyện sinh ly tử biệt là điều bất cứ ai không mong muốn, nhưng cũng không thể nào làm trái với quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong phong tục đám tang ở Sài Gòn lại có nét khác biệt so với các miền khác nhưng bên cạnh đó vẫn phải giữ chừng mực, không làm ảnh hưởng và mất đi nét đặc trưng vốn có của từng vùng miền.

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...