Chuyên mục
Từ cuối năm 2022, lay-off (cắt giảm nhân sự) đã sớm trở thành từ khóa được quan tâm trên báo chí và nhiều diễn đàn mạng xã hội. Hàng trăm nghìn nhân sự từ các tập đoàn công nghệ lớn bị sa thải hàng loạt, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng cho mỗi cá nhân.
Thực tế, dù đang theo đuổi ngành nghề nào, vị trí cao ra sao, bạn vẫn luôn có nguy cơ xuất hiện trong nhóm lao động bị cắt giảm. Cần chuẩn bị điều gì để giúp bạn sẵn sàng đối mặt với làn sóng này.
Lay off là gì? Ai sẽ là “nạn nhân”?
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu một chút định nghĩa về lay off. Đây là cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây. Đáng buồn thay đó lại là tình huống mà không ai trong số chúng ta mong muốn gặp phải. Đây dùng để mô tả hành động của người sử dụng lao động khi họ đình chỉ hoặc buộc nhân sự của mình thôi việc, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường, lý do lay off không phải là năng suất hay thái độ làm việc kém. Thay vào đó, việc cắt giảm này chủ yếu do doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, thay đổi cấu trúc nhân sự hay mất khả năng chi trả lương – thưởng.
Khác với fire (sa thải), lay off chỉ mang tính tạm thời, và nhân viên bị lay off có thể quay lại làm việc khi doanh nghiệp đã về trạng thái ổn định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lay off gắn liền với tình huống công ty buộc người lao động kết thúc hợp đồng ngay lập tức mà không thông báo trước. Ai cũng có thể là “nạn nhân” của làn sóng cắt giảm nhân sự này. Dù ở vị trí cao, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, bạn vẫn có khả năng rơi vào tình huống phát hiện mình mất việc qua một email ngắn.
Thị trường việc làm thế giới
Nhiều ông lớn buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt, đứng bên bờ vực phá sản vì phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi, chỉ trong vài tuần đầu năm 2023, đã có hơn 75.000 nhân viên làm lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu bị sa thải. Trong đó:
Twitter là một trong những cái tên trong danh sách, mạng xã hội này đã sa thải một lượng lớn nhân sự công nghệ cao tưởng chừng như không thể bị thay thế. Twitter ban đầu có khoảng 7.500 nhân viên toàn thời gian vào cuối tháng 10, nhưng đã cắt giảm khoảng 3.700 sau đợt sa thải hàng loạt từ 4/11. Từ đó tạo nên làn sóng sa thải trong các công ty công nghệ. Bên cạnh đó, sự biến động của nền kinh tế và thị trường dẫn đến các công ty cũng siết chặt về mặt nhân sự, tối ưu về mặt chi phí để chuẩn bị rủi ro nếu khủng hoảng có xảy ra
Thị trường việc làm Việt Nam
Trước diễn biến của làn sóng sa thải nhân sự hàng loạt trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó lòng tránh khỏi “cơn địa chấn”. Nhiều công ty ở Việt Nam cũng phải cắt giảm nhân sự, sa thải hàng loạt nhân viên để bảo toàn vốn đầu tư.
Dù vậy, tình trạng Layoff ở Việt Nam chỉ căng thẳng trong thời gian gần đây. Trong năm 2023, tình hình thị trường lao động lại có vẻ khả quan hơn, đối lập với tình trạng khốn đốn của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Nhân sự nên làm gì nếu bị lay off?
Nếu bạn bị sa thải, có lẽ bạn đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng với vô vàn sắc thái cảm xúc. Căng thẳng về tài chính, cảm giác bị mất kiểm soát và suy giảm sức khỏe tinh thần, thể chất có thể khiến bạn mắc phải chứng trầm cảm nghiêm trọng. Vậy, kinh nghiệm để vượt qua Layoff là gì?
Đảm bảo quyền lợi cho bản thân
Cho bản thân thời gian và không gian để xử lý toàn bộ việc chấm dứt công việc hiện tại là điều cần thiết để bạn giải tỏa tâm trí và tiến bước về phía trước. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bản thân.
Sa thải có thể đi kèm với một số hình thức hỗ trợ tài chính đến từ công ty hoặc những tổ chức liên kết với công ty của bạn, như: Trợ cấp thôi việc: Được thanh toán một lần hoặc một số khoản thanh toán cách nhau vài tuần, vài tháng. Trợ cấp thất nghiệp: Nộp đơn yêu cầu tại thành phố nơi bạn làm việc để nhận được trợ cấp.
Trong đó khoản tiền thường bị “giấu” nhẹm đi đó là khoản trợ cấp thôi việc đối với nhân viên làm việc có thâm niên.
Theo quy định trên, người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.
Quản lý tài chính một cách nghiêm túc
Tiếp theo, để vượt qua tình trạng Layoff đột ngột, bạn cần kiểm tra lại tình hình tài chính của mình để xem có cần thiết phải lập ngân sách mới cho lối sống cá nhân hay không. Hãy xem xét các quỹ tiết kiệm, quỹ khẩn cấp, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc, v.vv..
So sánh các khoản tiền đó với chi phí sống của bạn, tách biệt các chi phí quan trọng như chăm sóc sức khỏe, thuê nhà, đi lại, thực phẩm với các chi tiêu không thiết yếu. Bởi sức khỏe tài chính của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu bạn đang chi tiêu không thực tế.
Học một kỹ năng mới để phục vụ cho công việc
Thời gian rảnh rỗi khi đang nghỉ việc có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Nhưng đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi những điều hữu ích. Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn sẽ cần nâng cao nhiều kỹ năng phục vụ cho công việc.
Thất nghiệp chỉ là tạm thời, còn kỹ năng sẽ theo bạn suốt hành trình sự nghiệp sau này. Để tìm kiếm một công việc mới tiềm năng hơn, mức lương cao hơn và có lộ trình thăng tiến rộng mở hơn, bạn nên dành thời gian này học kỹ năng mới, học ngoại ngữ hoặc thi chứng chỉ.
Người ở lại sau làn sóng layoff cần làm gì?
Khi các bản tin đưa tin về khả năng sa thải nhân viên, sai lầm lớn nhất mà bạn dễ dàng mắc phải là cho rằng công việc của mình vẫn an toàn. Rốt cuộc, ai lại muốn sa thải một tân binh mới vào đại học, người có lẽ nằm ở cấp thấp nhất trong hệ thống cấp bậc. Nhưng điều đó cũng xảy ra và chính những người không nó nhiều kinh nghiệm và năng lực thường sẽ bị loại khỏi doanh nghiệp.
Có một câu nói mà dạo gần đây mọi người hay sử dụng: “Ai rồi cũng có khả năng bị thay thế” Không có công việc nào là an toàn 100%. Bất kể vị trí, địa điểm, mức lương, dự án, trách nhiệm hay vai trò của bạn – bạn không an toàn 100%.
Điều quan trọng là luôn cập nhật thông tin, kiến thức về ngành của bạn. Điều này có nghĩa là phải theo kịp những thay đổi trên thị trường và có thể điều chỉnh các kỹ năng của bạn để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Ngoài ra, cập nhật tin tức và xu hướng của ngành sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn đối với nhà tuyển dụng và ít có khả năng bị thay thế bởi người có ít kinh nghiệm hơn.
Song song đó, hãy xây dựng mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp và cấp trên của bạn. Trong thời kỳ suy thoái, các công ty buộc phải cắt giảm. Những người có mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp của họ có nhiều khả năng được giữ lại trong quá trình thu hẹp quy mô.
Hơn nữa, xây dựng mối quan hệ tốt với những người phụ trách sẽ khiến bạn có nhiều khả năng được cân nhắc thăng chức hoặc tăng lương khi nền kinh tế được cải thiện.
Bị sa thải là một trong số ít những điều trong cuộc sống thực sự khiến bạn đặt câu hỏi về lựa chọn của mình, tự đánh giá lại bản thân và nghi ngờ giá trị của mình. Bạn sẽ hoảng sợ, chán nản. Tuy nhiên, chính làn sóng sa thải cũng đã dạy chúng ta nhiều thứ về sự chuẩn bị, sự thận trọng và cả việc phải thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp.