Bạn có đang bị thao túng tâm lý? Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo

report

Thao túng tâm lý (Gaslighting) là gì? Liệu bạn có đang vướng phải? Cùng Thehegen xác minh các dấu hiệu cảnh báo qua bài viết sau.

Liệu bạn có đang bị Gaslighting?
Liệu bạn có đang bị Gaslighting?

Thao túng tâm lý là gì?

Gaslighting một thuật ngữ phổ biến trong thời gian gần đây với tỷ lệ tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội tăng đến 1,740% nửa sau năm 2022. Thuật ngữ này dùng để miêu tả các hành vi, thủ thuật thao túng, lạm dụng tinh thần và cảm xúc của người khác. Hệ quả là nạn nhân thường dễ dẫn đến các rối loạn về tinh thần như lo âu, trầm cảm.

Cụ thể hơn, kẻ thao túng tiến hành đánh lừa mục tiêu, tạo ra một phiên bản sai sự thật và đồng thời khiến nạn nhân tin tưởng, chìm đắm vào câu chuyện đó. Họ bắt đầu nghi ngờ bản thân, đặt câu hỏi và dần dần cảm thấy đảo lộn nhận thức về thế giới quan. Thậm chí một số người còn tự hỏi bản thân có thật sự tỉnh táo mà không hề biết rằng đó chỉ là một cách thao túng tâm lý người khác.

Gaslighting thường được thực hiện trong khoảng thời gian khá dài, nhằm mục tiêu hợp thức hóa việc đảo lộn nhận thức của nạn nhân. Điều này có thể dẫn đến sai lệch ký ức, phán đoán sai lệch và phá vỡ sự ổn định tinh thần. Mục tiêu của hành vi gaslighting chính là làm giảm lòng tự trọng và sự tự tin của nạn nhân, từ đó, họ không thể nào hoạt động độc lập. Một hệ lụy phổ biến khác thường được đề cập đến của việc thao túng tinh thần chính là phụ thuộc vào thủ phạm.

Gaslighting chủ yếu xuất hiện ở các mối quan hệ lãng mạn, nhưng cũng không hiếm ở các môi trường khác như gia đình, bạn bè và công sở. Nhiều người lợi dụng điều này để thực hiện các cách thao túng tinh thần nhằm chiếm quyền thống trị người khác.

Các cách thao túng tâm lý thường gặp

Làm thế nào để biết bạn đang bị gaslighting? Thông thường, những kẻ thao túng tâm lý sẽ sử dụng chiến thuật liên tục phản bác, chỉ trích, đổ lỗi đồng thời đưa ra những ngôn từ xúc phạm, miễn trừ trách nhiệm hoặc tuyên bố không hài lòng về một mối quan hệ cụ thể. Thoạt đầu, bạn có thể sẽ nghĩ đơn thuần là một cuộc tranh luận. Tuy nhiên, khi tinh thần bước đến bờ vực hoang mang và nghi ngờ bản thân, bạn chắc chắn đã vướng vào một cách thao túng tâm lý người khác.

Những kẻ thực hiện gaslighting sẽ thường quy đổi trách nhiệm cho nạn nhân, điển hình bằng những câu nói “Bạn khiến tôi phải hành xử như thế” hoặc “Tôi không muốn đâu nhưng do bạn làm abc nên tôi mới phải xyz”,… Ngoài ra, hành vi gaslighting còn bao gồm nhưng không giới hạn ở các việc buộc tội bạn, chỉ trích vì cho rằng bạn thiếu thành thật hoặc phủ nhận toàn bộ thông tin để bạn nghi ngờ phán đoán bản thân có nhìn nhầm, nghe nhầm hay không. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang trong tình trạng bị gaslighting:

Liên tục phải xin lỗi

Dấu hiệu đầu tiên nằm ở việc bạn luôn phải nhận lỗi về mình, ngay cả khi bạn thật sự không làm gì sai. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy việc bản thân xin lỗi là điều hiển nhiên và hình thành suy nghĩ mọi việc không may xảy đến là do bạn. Trong nhiều tình huống, bạn sẽ bắt đầu cảm giác được sự tội lỗi sau khi nghe những lời chỉ trích, phán xét từ đối phương và buộc phải nhận trách nhiệm về mình.

Gaslighting khiến bạn cảm thấy bản thân có lỗi trong mọi tình huống
Gaslighting khiến bạn cảm thấy bản thân có lỗi trong mọi tình huống

Không thể tự đưa ra quyết định

Sau đó, bạn sẽ nhận thấy việc bản thân đưa ra quyết định ngày càng khó khăn, vì suy nghĩ mọi chuyện không may xảy đến sẽ là lỗi của bạn. Đồng thời, bạn lo sợ mọi lựa chọn đều là sai lầm hoặc sự lựa chọn của mình sẽ làm đối phương không hài lòng, họ sẽ tiếp tục công kích bạn. Điều đó làm bạn ngần ngại trước mọi quyết định và chỉ mang lại cho kẻ gaslighting một minh chứng cho cách thao túng tinh thần người khác thành công. Đồng thời việc này cũng sẽ tạo điều kiện để kẻ gaslighting ngày càng đắc thắng và tin vào sự “thần thánh” của nghệ thuật thao túng tâm lý.

Sự lẫn lộn

Hay còn gọi là bóp méo sự thật (distortion-gaslight), bạn thường xuyên rơi vào trạng thái hoang mang và nghi ngờ mọi phán đoán của mình. Điển hình là việc bạn luôn tự hỏi liệu bản thân có quá nhạy cảm sau những hành vi và lời nói kẻ gaslighting gieo rắc vào tâm trí bạn. Mặt khác, bạn sẽ dần dần thay đổi nhưng hầu như không thể nhận ra, từ thói quen, suy nghĩ đến hành vi.

Đọc thêm bài viết về một vấn nạn gây ngộ nhận về mặt kiến thức lịch sử trong âm nhạc: Rapper và những trò lố, khi tự hào dân tộc đi sai mục đích

Khép mình lại

Bạn ngày càng thu mình lại, đặc biệt với các mối quan hệ xã hội khác vì không còn cảm thấy tự tin để giao tiếp như trước. Nói nôm na bạn sẽ thu mình vào vỏ ốc để cảm thấy an toàn, bạn nghĩ rằng mọi người xung quanh đều nghĩ bạn “kỳ lạ”, “điên rồ” hoặc “không ổn định”, giống như người đang Gaslighting nói về bạn. Điều này khiến bạn bị mắc kẹt và tự cô lập.

Gaslighting khiến bạn thu mình lại
Gaslighting khiến bạn thu mình lại

Cảm giác thất vọng và bất lực

Kẻ thực hiện gaslighting khiến bạn cảm thấy bản thân sai lầm, kém cỏi và đôi khi chính bạn cũng đang lặp đi lặp lại những câu nói này với chính mình và không ngừng dấy lên cảm giác thất vọng, chán nản. Mặt khác, bạn sẽ nhận ra sự yếu đuối và thụ động của chính mình, mặc dù trong quá khứ bạn từng rất mạnh mẽ lẫn quyết đoán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cách thao túng tâm lý, bạn dường như không có khả năng vực dậy bản thân.

Cách đối phó với thao túng tâm lý

Gaslighting có thể xảy ra từ mối quan hệ yêu đương, những thành viên trong gia đình, kể cả đồng nghiệp ở môi trường công sở. Hành vi này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống một cách tiêu cực. Vì vậy, nếu xác định bản thân đang sở hữu các dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại, bạn cần tỉnh táo và hành động ngay để tránh các hệ lụy nguy hiểm về sau.

Tuy nhiên, rất khó để thay đổi hay ngăn cản hành vi gaslighting từ kẻ có ác ý. Bạn cần giữ vững sự kiên định đồng thời chủ động áp dụng các phương pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với những cá nhân có xu hướng thể hiện tình cảm/ cảm xúc thái quá.
  • Khẳng định bản thân và ranh giới tinh thần của bạn bằng ngôn từ lẫn hành động.
  • Nếu gặp phải tình trạng nghi ngờ phán đoán của bản thân, hãy trao đổi với một người thân tin cậy để nhận được lời khuyên thích đáng.
  • Không nên đưa ra quyết định vội cho bất cứ sự việc nào, nên suy nghĩ cẩn thận và đảm bảo bản thân có quyền đưa ra quyết định ở trạng thái tỉnh táo nhất.

Có thể nhận ra bản thân bị gaslighting là một sự ấn định quan trọng. Vì dựa vào đó, bạn có thể xác nhận mình là nạn nhân thay vì tiếp diễn quá trình hoài nghi giá trị bản thân trước những công kích của người khác. Tiếp theo, những việc bạn cần làm sẽ xoay quanh hành động và lời nói cần thiết để bảo vệ ý thức lần bản thân khỏi các hệ lụy từ việc bị thao túng tâm lý. Đồng thời hành động này cũng cho phép bạn nói không với những mối quan hệ độc hại.

Thao túng tâm lý: Nghệ thuật hay thủ thuật mang tính tiêu cực?

Ở một số người, hành vi Gaslighting được tôn sùng là một nghệ thuật thao túng tâm lý nhằm đạt được điều mong muốn hoặc điều khiển đối phương, chiếm quyền thống trị một cách dễ dàng nhất thông qua lời nói và hành động. Vài cá nhân còn truyền tải những tài liệu hướng dẫn cách thao túng tâm lý người khác hiệu quả nhất. Hành động này dẫn đến một bộ phận người phụ thuộc – nạn nhân của Gaslighting – tin rằng thật sự tồn tại nghệ thuật thao túng tâm lý thay vì cho rằng đó là một thủ thuật mang tính tiêu cực.

Thực tế, hành vi gaslighting không được khuyến khích áp dụng vì có thể thay đổi suy nghĩ, hoặc cảm xúc của người khác mà không được sự đồng ý của họ. Điều này có thể dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm không mong muốn. 

Một tình huống thực tế về hành vi gaslighting mà có thể bạn đã vô tình bỏ qua. Trong quá trình giao tiếp với cấp trên tại công sở, họ có thể sẽ dùng các biện pháp ngôn từ tiêu cực để gieo rắc vào tâm trí bạn rằng bạn “rất may mắn vì được đảm nhiệm công việc này”, cần phải “cống hiến hết mình cho công ty”, “làm hết việc chứ không hết giờ”. Chính họ cũng thể hiện rằng bản thân sẵn sàng làm việc ngoài giờ để làm gương và đòi hỏi bạn cũng phải như thế. Hành vi này thoạt đầu sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân là người chưa thật sự cố gắng, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thích nghi và “phục vụ” cho công ty. Nhưng thực tế, việc này có thể dẫn đến các tình trạng suy sụp về sức khỏe và tinh thần nếu liên tục kéo dài.

Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc tối ưu hóa việc giao tiếp đồng thời xây dựng mối quan hệ giao hảo thông qua sự chân thành, trung thực và tôn trọng song phương. Từ đó có thể giải quyết các vấn đề phát sinh theo hướng hợp lý nhất đồng thời dựng xây mối liên kết tin cậy, vững bền giữa người với người. Tìm hiểu thêm bản chất các vấn đề tâm lý – bản ngã ẩn sâu trong mỗi con người và vén bức màn sương những điều bí ẩn về thế giới quan tinh thần tại Thehegen.

 

Tin nổi bật
Truyền thông
06/06/2024

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ về sự thay đổi không thể tin của con gái

Bố Angela Phương Trinh đau lòng tiết lộ con gái biến chất, bị kẻ xấu lôi kéo hơn 1 năm nay, mang...
Truyền thông
05/04/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng: “Bị cáo có tội nhưng cũng có tâm”

Tính từ lúc bà Phương Hằng bị tạm giam vào ngày 24/3/2022, đến nay, bà đã chấp hành án được...
Truyền thông
02/04/2024

Chính thức xử phạt một tiktoker vì nói “Sài Gòn là nơi lý tưởng của tội phạm”

Tiktoker Nhật Hải Biết Tuốt vừa bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt vì có...
Truyền thông
01/04/2024

Tesla và trò đùa Cá Tháng Tư của Elon Musk tưởng như vô hại

Cá tháng Tư tuy là ngày lễ không chính thức nhưng lại được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới,...